Tin tứcXin lỗi là gì? Ý nghĩa, cách xin lỗi trong từng trường...

Xin lỗi là gì? Ý nghĩa, cách xin lỗi trong từng trường hợp 

Trong cuộc sống chắc chắn chúng ta không ít lần phải nói ra hai từ xin lỗi, vậy bạn đã thực sự hiểu được ý nghĩa của hai từ này và cách để sử dụng trong các trường hợp cụ thể ra sao chưa. Dưới đây là ý nghĩa của từ xin lỗi cũng như các trường hợp mà bạn nên sử dụng hai từ này để tránh lạm dụng và hạ thấp đi giá trị của bản thân.

Xin lỗi là gì?

Xin lỗi là hành động và lời nói của người nào đó khi tự nhận các khuyết điểm và sai lầm của mình đã làm ra gây ảnh hưởng đến người khác. Đây có thể là việc làm, lời nói, hành động khiến cho họ bị tổn thương hay gây ra các thiệt hại cho họ cả về vật chất lẫn tinh thần. Nói chung từ xin lỗi dùng để chỉ hành động ăn năn và hối lỗi khi mà bạn làm sai các vấn đề gì đó đối với người khác.

Khi nhận lỗi và thể hiện điều này thì bạn cần chứng tỏ được sự ăn năn kính trọng và thiện cảm đối với đối phương. Đây là lời nói giao tiếp thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương, việc sử dụng từ xin lỗi còn thể hiện bạn là người biết nhìn nhận và biết phân biệt phải trái đúng sai.

Đây là cách thể hiện tế nhị khi mà bản thân bạn chưa thực sự hoàn hảo đối với một người nào đó, hai từ này xuất hiện hàng ngày và chúng ta thường thấy ở nhiều lời thoại hay cuộc giao tiếp khác nhau. Văn hóa xin lỗi thể hiện sự tốt đẹp của bạn với mọi người xung quanh, việc nhận ra lỗi lầm và biết nhận lỗi thì có thể làm dịu đi nỗi giận dữ của người khác. 

Khi chúng ta nhận lỗi thì điều đó cho thấy chúng ta có ý thức trách nhiệm với những điều mà mình đã làm nên. Một lời nhận lỗi chân thành cùng với hành động sửa chữa kịp thời sẽ khiến cho mọi người đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm của bạn hơn. 

Xin lỗi là gì, ý nghĩa, cách nhận lỗi trong từng trường hợp 
Xin lỗi là gì, ý nghĩa, cách nhận lỗi trong từng trường hợp

Cần nhận lỗi khi nào?

Có rất nhiều lý do để người ta nói ra hai từ xin lỗi, bởi người ta có câu lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, đó trong bất cứ tình huống nào cũng có thể sử dụng hai từ này. Dưới đây là một số trường hợp mà bạn nên nói câu xin lỗi để mọi việc có thể được diễn ra suôn sẻ và các mối quan hệ vững vàng hơn. 

Khi bạn gây ra sai lầm làm ảnh hưởng đến người khác

Nếu như sai lầm của bạn đã làm ảnh hưởng đến người khác, ví dụ như là trong công việc, bạn nộp bản thảo chậm trễ làm cho trưởng phòng không thể nộp báo cáo đúng hạn sẽ làm ảnh hưởng đến cả phòng ban. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mọi người thì bạn chắc chắn phải nói lời xin lỗi với mọi người.

Việc nhận lỗi ở đây giúp cho người khác tôn trọng bạn hơn và cho thấy bạn là người có nhận thức và sẵn sàng nhận lỗi với những sai lầm mà mình gây ra. Nếu bạn làm sai mà không nhận lỗi thì điều này chứng tỏ bạn là người không có trách nhiệm với công việc, hoặc thậm chí nặng hơn thì bạn có thể bị đuổi việc

Khi làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của tập thể

Khi mà cá nhân bạn làm ảnh hưởng đến công việc của tập thể thì bạn cần phải nói lời xin lỗi, nếu như bạn làm việc chậm chạp hơn mọi người thì phải nhận lỗi vì mình còn nhiều thiếu sót. Trong trường hợp mà cả nhóm của bạn bị trừ tiền do một cá nhân nào đấy thì bạn nên nhận sai sớm hơn để không bị mọi người coi là thiếu trách nhiệm với công việc, và không tôn trọng đồng nghiệp. 

Xin lỗi để chứng tỏ mình là người lịch sự

Câu xin lỗi trong nhiều trường hợp cũng là hình thức xã giao và gây được thiện cảm với đối phương. Có thể là bạn đang đi ngoài đường và không may va phải ai đó hay là cầm nhầm đồ đồ dùng của đồng nghiệp thì có thể nhận lỗi nhẹ nhàng. Trong trường hợp bạn gửi mail từ chối cơ hội việc làm cho công ty nào đấy thì từ xin lỗi cũng cho thấy bạn rất quan tâm công việc này mà vẫn mang ý nghĩa trang trọng. 

Xin lỗi để chứng tỏ mình là người lịch sự
Xin lỗi để chứng tỏ mình là người lịch sự

Xin lỗi ngay cả khi bạn không làm gì sai

Nếu bạn là trưởng phòng và bạn đang báo cáo lỗi sai của thành viên nào đó trong nhóm cho ban lãnh đạo thì bạn cũng đừng ngại nói lời xin lỗi. Điều này cho thấy bạn là người có trách nhiệm cao trong công việc. Ban lãnh đạo sẽ càng đánh giá cao bạn hơn cũng như tinh thần của bạn.

Một số trường hợp mà bạn có thể xin lỗi khác như là nhận lỗi khách hàng khi mà gặp phải một sự cố nào đấy, nhận lỗi khi mà khách hàng mua vé máy bay bị delay, xin lỗi người dân của chung cư khi mà thang máy đang bảo trì, nhân viên lễ tân nhận lỗi khách hàng vì cấp trên hiện đang bận chưa thể tiếp khách được.

Xin lỗi người khác có phải là hạ thấp bản thân không?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra, thực tế cho thấy việc hành động này đúng cách và chân thành giúp bạn có thể ghi được ấn tượng với đối phương và cho thấy bạn là người có trách nhiệm, biết nhìn nhận đúng sai. Chỉ khi mà bạn nói lời xin lỗi quá nhiều, nhận lỗi mà không biết sửa chữa, nhận lỗi cho có thì đây mới được coi là hạ thấp bản thân. 

Xin lỗi không chỉ bằng lời nói

Xin lỗi mọi người không chỉ được biểu thị bằng lời nói, khi nhận lỗi thì cuộc đối thoại của bạn và mọi người sẽ trở nên hòa hoãn hơn và giúp bạn thiết lập lại lòng tin với mọi người. Đây cũng chính là cách để thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn, bạn không nên chỉ nhận lỗi bằng lời nói mà có thể dùng các hành động biểu thị để được mọi người đánh giá cao hơn. 

Nói lời xin lỗi qua nhiều hình thức

Bạn hãy xem xét một số trường hợp cụ thể để có thể nói lời xin lỗi, một số lời xin lỗi cần phải nói trực tiếp để thảo luận với lầm gây ra. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bạn cảm thấy không thoải mái khi phải đối mặt trực tiếp với đối phương hay sợ đối phương khó chịu với mình thì bạn có thể nhắn tin, gọi điện.

Bạn có thể hỏi trực tiếp xem là người đó có muốn gặp mình để thảo luận thêm về điều đó hay không. Nếu như họ không muốn gặp mặt bạn trực tiếp thì có thể nhận lỗi qua thư từ , email, tin nhắn…

Nói lời xin lỗi qua nhiều hình thức
Nói lời xin lỗi qua nhiều hình thức

Chịu trách nhiệm việc mà mình gây ra

Sau khi đã nói ra lời xin lỗi và nhận sai thì bạn đừng nên chỉ nhận lỗi không mà cần phải có thái độ chân thành. Bạn cần phải có trách nhiệm với điều đó và đưa ra được những cách khắc phục cụ thể, ví dụ do bạn làm sai mà thông báo thông tin chuyến bay với khách hàng chậm trễ, do đó họ chậm lịch bay.

Trong trường hợp này bạn cần phải đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm đền bù vé mới cho khách hàng để khách hàng có thể kịp thời di chuyển và không làm ảnh hưởng đến công việc.

Nói bạn sẽ khắc phục như thế nào

Ngoài việc nói xin lỗi không thì bạn cũng cần phải giải thích với đối phương là sau này sẽ ngăn chặn vấn đề đó như thế nào. Nếu dự án làm cùng đồng nghiệp xảy ra sai sót thì bạn cần phải sắp xếp lại thời gian để việc này không tiếp diễn lần nữa, và cân nhắc các cách khắc phục tình hình. 

Sửa lỗi, học từ lỗi lầm

Tất cả các lỗi lầm mà bạn gây ra đều dựa trên các lỗi sai không đáng có, bạn hãy học cách làm thế nào để tránh khỏi các sai lầm này tái diễn lần tiếp theo. Bạn có thể rút ra được bài học từ lỗi sai của mình, nếu bạn hứa là sẽ chăm chỉ hơn để không bị điểm kém lần nữa thì hãy giữ lời hứa của mình để cho mọi người thấy bạn thật lòng.

Sửa lỗi, học từ lỗi lầm
Sửa lỗi, học từ lỗi lầm

Cách xin lỗi cho các tình huống khác nhau về công việc

Trong công việc chắc chắn bạn không thể tránh khỏi các lỗi lầm có thể xảy ra, tuy nhiên không phải ai cũng biết sửa chữa các sai lầm này sao cho khôn khéo, hãy để chúng tôi mách nước cho bạn trong các tình huống sau đây.

Xin lỗi khi lỡ hứa điều không thể làm được với khách hàng

Trong một số trường hợp nào đó bạn chót hứa với khách hàng của mình là sẽ giúp bạn hoàn tất công việc này nhưng không thể làm được. Bạn hãy chia sẻ và nhận lời khuyên của đồng nghiệp và quản lý để đưa ra phương án tốt nhất. 

Ví dụ: Rất tiếc là tôi không thể làm theo các yêu cầu của bạn như đã hứa, đáng lẽ tôi cần kiểm tra kỹ càng hơn trước khi nhận lời bạn. Thay vào đấy tôi sẽ tặng bạn dịch vụ dùng thử cho một sản phẩm nào đấy của công ty để bạn có thể lựa chọn lại.

Bạn đến muộn cuộc họp

Bạn đến muộn khi mà phải tham gia vào một cuộc họp nào đấy, điều này sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc của cả phong ban. Trong trường hợp bạn không đến kịp thì cần phải thông báo lại để mọi người không phải chờ đợi mình.

Bạn cần phải ngay lập tức gửi lời xin lỗi đến mọi người khi mà đã đến, bạn cũng cần đưa ra cam kết là sẽ không tái phạm thay vì đưa ra các lời bào chữa. 

Bị bắt gặp nói xấu đồng nghiệp 

Môi trường công sở không thể tránh khỏi các tình trạng hội bà tám nói chuyện nói xấu lẫn nhau, trong một lần không may bạn đang nói xấu đồng nghiệp mà bạn lại bị họ bắt gặp thì sẽ rất xấu hổ.

Trường hợp này bạn nên đến gặp riêng và xin lỗi người đồng nghiệp đấy, bạn cần phải nói lời nhận lỗi thật chân thành và không được có thái độ hống hách. Không được xin lỗi cho có, điều này có thể giúp bạn tránh được các mâu thuẫn không đáng có sau này. 

Cách xin lỗi cho các tình huống khác nhau về công việc
Cách xin lỗi cho các tình huống khác nhau về công việc

Lời kết 

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu về lời xin lỗi là gì cũng như tầm quan trọng của lời nhận lỗi này trong cuộc sống. Để có thể nhận lỗi chân thành nhất thì bạn không chỉ nói suông mà còn cần phải dùng các hành động để tạo niềm tin với đối phương cũng không làm mất lòng mọi người.

Advertismentspot_img

Xem Nhiều Nhất