Kỹ năng mềmKỹ năng đặt câu hỏi và những điều cần đặc biệt cần...

Kỹ năng đặt câu hỏi và những điều cần đặc biệt cần lưu ý

Một cá nhân muốn trở thành người giao tiếp giỏi cần thành thạo kỹ năng đặt câu hỏi. Bởi điều này giúp cho chúng ta nhận được nguồn thông tin hữu ích. Vậy kỹ năng đặt này là gì và có những lưu ý nào cần quan tâm? Mọi thắc mắc của bạn sẽ nhanh chóng được chúng tôi giải đáp ngay trong nội dung bài viết sau đây. 

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi chính là việc chúng dẫn dắt một cuộc hội thoại bằng chính những nội dung kiến thức, kinh nghiệm của mình. Mục đích của việc này là nhằm khai thác và thu thập thông tin cần thiết, bày tỏ sự quan tâm đến một vấn đề nào đó. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm cho cuộc trò chuyện giữa đôi bên được kéo dài và mang lại không khí tích cực. 

Thực tế, trong cuộc sống chúng ta thường sử dụng hàng trăm câu hỏi mỗi ngày. Ở mỗi cuộc trò chuyện đa phần đều là các câu hỏi dành cho đối phương với mục đích đó là: 

  • Thu thập nguồn thông tin, dữ liệu để giải quyết vấn đề nào đó cụ thể. 
  • Làm rõ nội dung mà cá nhân muốn đối phương nắm bắt thông tin theo mong muốn và ngược lại. 
  • Kiểm chứng lại độ chuẩn xác của thông tin mà bản thân nhận được thông qua câu trả lời của đối phương. 
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì và có quan trọng không?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì và có quan trọng không?

Vai trò của kỹ năng đặt câu hỏi trong cuộc sống 

Kỹ năng đặt các câu hỏi được đánh giá là khá quan trọng và góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp của mỗi người. Nó trở thành một nghệ thuật giao tiếp mà bản thân cần nắm được. Mọi câu hỏi bạn đưa ra sẽ giúp cho đối phương định hình và thêm phần hiểu biết về chúng ta. 

Việc đặt câu hỏi thông minh sẽ giúp bạn nhận được lượng thông tin bổ ích. Khi bản thân hỏi sai không đúng trọng tâm thì đáp án nhận được sẽ không đúng với mục đích của mình. Khi bản thân có được kỹ năng về đặt ra câu hỏi sẽ duy trì được cuộc trò chuyện giữa đôi bên một cách hiệu quả và chất lượng. 

Đặt câu hỏi mang đến nhiều lợi ích cho con người

Đặt câu hỏi ngoài mục đích nhận về đáp án cho câu hỏi đó còn mang tới các lợi ích cho con người, cụ thể như: 

  • Làm rõ những ý mà người hỏi đã truyền tải đến trước đó và từ đây giúp cho người nghe có thể hiểu rõ sâu sắc vấn đề hơn.
  • Chính từ câu hỏi gốc sẽ dẫn tới những câu hỏi chi tiết hơn và từ đó giúp cho mọi người sáng tạo nên những ý tưởng mới hay hơn. 
  • Việc đặt những chuỗi câu hỏi liên quan thông minh và có chiều sâu sẽ giúp chúng ta đến với cốt lõi của vấn đề. Từ đây mọi người sẽ có được giải pháp cụ thể và triệt để trong từng sự việc. 
  • Trong giao tiếp việc đặt ra các câu hỏi giúp xây dựng mối quan hệ giữa hai bên về sự kiện, thông tin xung quanh. Điều này cũng thể hiện phần nào tư duy và con người của chủ nhân.
  • Thực tế không phải ai cũng sẵn sàng đáp dã câu hỏi mà bạn đặt ra nhưng khi có kỹ năng việc thu thập thông tin từ đối phương sẽ trở nên thuận lợi hơn. Bởi chính từ những câu của cá nhân làm họ thấy hứng thú và an tâm để chia sẻ mà không ngại ngần mở lòng. 

Qua đó, bạn có thể thấy việc đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa sẽ giúp bản thân thu thập được nhiều thông tin hơn. Điều đặc biệt là khi bản thân muốn đi vào đào sâu vấn đề gốc rễ hay tìm kiếm các ý tưởng mới mẻ. 

Việc bản thân đặt ra các câu hỏi khá quan trọng trong cuộc sống
Việc bản thân đặt ra các câu hỏi khá quan trọng trong cuộc sống

Cách cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi như thế nào?

Kỹ năng đặt ra câu hỏi khá quan trọng và mọi người cần nắm bắt được cách để cải thiện nhằm làm cho cuộc giao tiếp trở nên tốt đẹp và lâu hơn: 

Không hỏi các câu hỏi đóng

Một trong những cách để cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi đó chính là không hỏi các câu hỏi đóng mà nên sử dụng dạng mở. Bởi điều này sẽ giúp bạn có được nguồn thông tin chi tiết và bổ sung. Chúng ta có thể bắt đầu việc hỏi bằng “Điều gì?”, “Ai?”, “Như thế nào?”, “Khi nào?”, “Ở đâu?” và khiến cho đối phương xem xét kỹ hơn về câu trả lời của họ đem đến nguồn thông tin phong phú cho mình. 

Xác định rõ mục đích khi thực hiện việc đặt câu hỏi

Một trong những điều quan trọng để đặt ra câu hỏi đó chính là xác định rõ mục đích khi thực hiện để hướng tới các thông tin mình muốn biết. Bởi khi bế được bản thân cần muốn biết điều gì cá nhân sẽ dễ dàng đưa ra câu hoi và nhận về câu trả lời sát với mong muốn. Khi các câu hỏi có nội dung rõ ràng sẽ khiến cho người trả lời mau chóng nắm bắt và cung cấp nguồn thông tin. 

Ngoài ra, một điều mà bạn cần ghi nhớ ngoài việc xác định mục đích đặt câu hỏi đó là sắp xếp các câu chính, phụ trong cả quá trình giao tiếp giữa hai bên sao cho hợp lý. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng câu trả lời và nguồn thông tin nắm được trọn vẹn hơn. 

Lắng nghe chân thành

Điều tiếp nữa khi đặt câu hỏi cần nhớ đó là bạn phải luôn bộc lộ thái độ chân thành và chứng tỏ được rằng mình đang lắng nghe, chú ý tới câu chuyện của họ. Điều đó khiến đối phương cảm giác được tôn trọng và khiến bản thân thoải mái bày tỏ ý kiến. Từ đó mối quan hệ giữa hai người sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết. 

Ngoài ra, khi chúng ta chịu khó lắng nghe đối phương sẽ giúp ghi nhớ câu trả lời của họ. Điều này có tác dụng giúp những lần sau bạn tránh được việc đưa ra các câu hỏi trùng lặp và hiến họ cảm thấy khó chịu khi đã giải đáp mà mình không chú ý. 

Khi đặt câu hỏi cần phải có thái độ lắng nghe chân thành
Khi đặt câu hỏi cần phải có thái độ lắng nghe chân thành

Đặt ra các câu hỏi tiếp theo để đào sâu

Khi giao tiếp với đối phương bạn cần sử dụng đưa ra các câu hỏi tiếp theo nhằm mục đích đào sâu làm rõ vấn đề. Từ đó bản thân cá nhân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn và đưa ra nhận xét chính xác của mình về mọi thứ liên quan. 

Tôn trọng thời gian bằng việc hỏi những câu cần thiết

Một trong những yếu tố để cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi đó chính là chỉ nên sử dụng những câu cần thiết, tránh lan man. Các câu phải ngắn gọn, súc tích và xu hướng trình bày thông tin rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn tôn trọng thời gian của người khác và biểu đạt thái độ lịch sự. Bạn cần thường xuyên luyện tập các kỹ năng sẽ được cải thiện theo thời gian. 

Khi nào cần phải đặt câu hỏi? 

Việc đặt ra câu hỏi luôn diễn ra trong cuộc sống và hầu như ngày nào chúng ta cũng đều sử dụng, cụ thể trong các trường hợp: 

  • Chúng ta đặt các câu hỏi khi muốn biết về thông tin cụ thể của đối phương và những thắc mắc trong cuộc sống. Đây là điều mà mỗi ngày đều diễn ra và hầu như cá nhân nào cũng sử dụng với mục đích tìm hiểu đáp án. 
  • Bạn muốn bắt đầu cho một chủ đề nào đó trong buổi giao tiếp của mình với đối phương. Ví dụ như trong buổi thuyết trình mọi người thường đặt ra cho thính giả một số câu hỏi đóng như Bạn có thấy rằng…?; “Có phải…?”. 
  • Việc đặt câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra xác nhận lại thông tin và thường có trong các mẫu khảo sát,… Mọi người cần phải đưa ra sự lựa chọn cho câu hỏi về vấn đề đang nhắc đến. 
  • Mọi người đặt ra câu hỏi khi đang muốn đào sâu, khai thác thêm thông tin về vấn đề để làm rõ. Kiểu câu hỏi này thường đi phía sau câu hỏi mở và chứa nhiều câu nhỏ cụ thể hơn để mang tới cho bạn thông tin trọn vẹn. 
Đặt câu hỏi để khai thác sâu thêm thông tin về chủ đề quan tâm
Đặt câu hỏi để khai thác sâu thêm thông tin về chủ đề quan tâm

Những lưu ý khi đặt câu hỏi

Kỹ năng để đặt ra các câu hỏi khá quan trọng và mang tới nhiều lợi ích cho chúng ta trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên chủ quan mà nên chú ý tới các vấn đề sau đây khi thực hiện: 

Dựa vào mối quan hệ để đặt câu hỏi cho phù hợp

Trong cuộc nói chuyện của hai bên việc xác định mức độ về mối quan hệ của hai bên khá quan trọng và là điều bạn nên lưu ý. Qua đây chúng ta sẽ xác định được đại từ nhân xưng phù hợp như với đối tác cần dùng từ ngữ trang trọng, lịch sự và mang tính thuyết phục. Còn trường hợp với bạn bè bản thân có thể thoải mái hơn với các từ đơn giản. 

Dùng ngôn từ phù hợp

Một điều mà bạn cần lưu ý trong khi đặt câu hỏi đó chính là sử dụng ngôn từ cho phù hợp. Chúng ta sẽ căn cứ vào từng đối tượng để có thể lựa chọn ngôn ngữ sao cho hợp lý, tránh gây hiểu nhầm. Bạn cần lưu ý không nên sử dụng các thuật ngữ chuyên môn khi không làm trong lĩnh vực đó khiến đối phương khó hiểu. Chúng ta chỉ nên sử dụng các từ đơn giản vì họ sẽ không hiểu những gì bạn yêu cầu với từ ngữ khó hiểu. 

Hỏi nhưng không nên quá tò mò

Thực tế có khá nhiều người mắc phải sai lầm khi hỏi nhưng quá tò mò và khiến cho đối phương cảm thấy bạn đang tham gia quá sâu vào đời tư của họ. Điều mà chúng ta nên lưu ý là chỉ nên đề cập tới những vấn đề liên quan tới công việc chung của mình mà thôi. Khi gặp những người quá tò mò phía người kia sẽ trả lời quan loa và không đúng sự thật cũng như cảm thấy khó chịu. 

Khi đặt câu hỏi bạn đừng nên tò mò khiến đối phương khó chịu
Khi đặt câu hỏi bạn đừng nên tò mò khiến đối phương khó chịu

Hạn chế đặt các câu hỏi đóng

Một điều nữa mọi người cần phải lưu ý là hạn chế tối đa việc đặt câu hỏi đóng khi giao tiếp. Bởi điều này sẽ khiến cho cuộc hội thoại có nguy cơ bị khép lại nhanh chóng vì không còn nhiều nội dung để khai thác. Nó cũng gây nên cảm giác lúng túng, bối rối cho đôi bên đặc biệt khi mới chạm mặt lần đầu. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cung cấp cho quý độc giả biết về kỹ năng đặt câu hỏi và những cách cải thiện hiệu quả. Bạn hãy cố gắng trau dồi và rèn luyện mỗi ngày để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Điều này sẽ mang tới nhiều lợi ích trong cuộc sống, giúp khả năng giao tiếp của bạn trở nên hiệu quả. 

Advertismentspot_img

Xem Nhiều Nhất