Thuyết trình không phải là chỉ đơn giản cầm giấy để đọc. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thuyết trình hiệu quả cho bạn chi tiết nhất từ A -Z để bạn có 1 bài thuyết trình gây ấn tượng nhất đối với người nghe.
Thuyết trình là gì?
Thuyết trình là việc bạn trình bày hay diễn giải 1 vấn đề nào đó một cách bài bản và hệ thống cho một nhóm đối tượng nhằm cung cấp thông tin cần thiết về vấn đề đó tới người nghe.
Thuyết trình rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày như việc bạn phải báo cáo 1 kế hoạch hay 1 ý tưởng với sếp- đó cũng là thuyết trình, hay việc giáo viên truyền tải thông điệp tới học sinh- đó cũng là thuyết trình.
Chúng ta thường có thói quen thuyết trình thường cầm giấy đọc hoặc nhìn slide đọc, như vậy khiến bài thuyết trình không gây được ấn tượng cao. Ở dưới bài viết này, MC World sẽ hướng dẫn cách thuyết trình chi tiết và cụ thể nhất từ mở bài đến kết bài để bạn có được 1 bài thuyết trình hoàn chỉnh nhất.
Tham khảo thêm:
- Phát triển bản thân và những cách hiệu quả để bạn thực hiện
- Cách viết mail chuyên nghiệp và một số lưu ý đặc biệt
Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Trước khi hướng dẫn cách thuyết trình, bạn cần biết về những lợi ích bạn sẽ đạt được khi bạn thuyết trình tốt:
- Tự tin giao tiếp trước đám đông
- Làm chủ sân khấu
- Trình bày được hết những ý tưởng độc đáo, có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc
- Tạo được ấn tượng với người nghe, có cơ hội mở rộng mối quan hệ và phát triển bản thân
Hướng dẫn cách thuyết trình chi tiết nhất
Bước 1: Phân tích mục tiêu
Hướng dẫn cách thuyết trình: Có câu nói: “Thất bại trong chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bị”. Do đó, việc chuẩn bị trước khi thuyết trình là điều vô cùng quan trọng. Và kỹ năng phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Trước khi đi vào hướng dẫn cách thuyết trình, MC World sẽ hướng dẫn cho bạn cách phân tích để có 1 bài thuyết trình hiệu quả.
Nghe có vẻ xa lạ nhưng nếu không có mục tiêu, bạn sẽ rất khó triển khai bài thuyết trình để đáp ứng được kỳ vọng của khán giả.
Ví dụ: Mục tiêu của bạn là thuyết trình để bán sản phẩm, vậy bạn phải xây dựng bài thuyết trình chứa đựng những thông tin về sản phẩm, những giá trị sản phẩm đem lại.
Tất nhiên bạn sẽ không muốn những khán giả bên dưới “ngủ gật” hay làm việc riêng trong khi bạn thuyết trình, vậy thì bạn cần đặt mình vào vị trí của họ để phân tích đâu là điều họ muốn nghe. Để có bài thuyết trình thành công, hãy đặt ra những câu hỏi:
Hướng dẫn cách thuyết trình:
What (Cái gì) – Bạn muốn nói cái gì, bạn muốn người nghe hiểu điều gì?
Who (Ai) – Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ thuộc đối tượng nào, trình độ của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình.
Ví dụ:
- Đối tượng là các nhà khoa học: Nội dung chi tiết thuyết phục, lập luận logic.
- Đối tượng là học sinh mẫu giáo, tiểu học: Nội dung sinh động, nhiều hình ảnh, dí dỏm.
How (Như thế nào) – Đây là một câu hỏi khá là quan trọng, sự thành công của buổi thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải thông điệp đó đến người nghe như thế nào là tốt nhất. Sử dụng Power point,Video, hình ảnh hay kể cả những mẩu đối thoại và ngôn ngữ hình thể của bạn
When (Khi nào) – Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để người nghe mệt mỏi vì bài thuyết trình quá dài của bạn.
Where (Ở đâu) – Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ thuyết trình trước, chuẩn bị một số thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và chọn cho mình một vị trí thích hợp.
Tham khảo thêm:
- Các yếu tố cần có của kỹ năng thuyết trình thành công
- Bạn đã biết về lợi ích của kỹ năng thuyết trình chưa?
- Tại sao bạn nên học kỹ năng thuyết trình trước đám đông?
Bước 2: Lập dàn bài
Hướng dẫn cách thuyết trình: Ngày xưa đi học văn có lẽ các bạn đã không còn xa lạ gì với việc lập dàn ý trước khi cho ra một bài văn hoàn chỉnh. Với một bài thuyết trình cũng như vậy. Tuy nhiên, lập dàn bài thôi là chưa đủ, các bạn phải đảm bảo dàn bài đó đủ bố cục 3 phần: Mở- Thân- Kết.
Nội dung 1 bài thuyết trình phải đáp ứng được đủ 3 phần trên. Khi hướng dẫn cách thuyết trình, MC World vẫn luôn dặn học viên cấu trúc bài thuyết trình này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, rõ ràng và đặc biệt là dễ nhớ.
Khi bạn chèn quá nhiều thông tin vào bài thuyết trình của mình, người nghe sẽ bị rối, và bạn cần 1 phần kết thúc để ấn tượng và bao quát lại tất cả các thông tin để đưa chúng tới khán giả.
Hướng dẫn cách thuyết trình:
Ngoài ra hãy đảm bảo các yếu tố sau khi lập dàn ý cho bài thuyết trình để thành công thu hút sự chú ý của người nghe:
- Không lan man, đừng khiến khán giả “ngộp” kiến thức
- Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
- Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
Bước 3: Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ
Hướng dẫn cách thuyết trình: Bạn không thể “thao thao bất tuyệt” suốt mấy tiếng đồng hồ, khán giả không muốn vậy. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nhìn thấy các hình ảnh và video thực tế sẽ giúp não bộ kích thích hơn. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình slide thuyết trình hoàn chỉnh.
Nếu bạn cần sử dụng máy chiếu, hãy làm việc trước với địa điểm bạn thuê, hãy tập căn góc đứng để vừa đủ độ duyên dáng mà không che mất thông tin trên màn hình.
Nếu muốn chuyển slide dễ dàng, bạn cần có người phụ trách slide hoặc có thiết bị điều khiển.
Nếu bạn muốn sử dụng các vật dụng trực quan, bạn phải đảm bảo chúng phù hợp và hãy để chúng ở ngay bên cánh gà để dễ dàng di chuyển.
Việc có các phương tiện hỗ trợ đi cùng bài nói sẽ khiến việc thuyết trình của bạn trở nên thú vị hơn và thuyết phục người nghe hơn. Tất nhiên, luôn luôn lưu ý hãy đảm bảo chúng phù hợp và bạn đã chuẩn bị kỹ càng.
Bước 4: Chuẩn bị trang phục
Hướng dẫn cách thuyết trình: Khi thuyết trình, bạn sẽ phải đứng trước rất nhiều người, vì vậy hãy để bản thân chỉn chu nhất, hãy chọn trang phục đáp ứng đủ các tiêu chí: thoải mái- lịch sự- trang trọng. Bạn sẽ dễ dàng làm chủ sân khấu với một bộ trang phục tự tin.
Bước 5: Luyện tập
Hướng dẫn cách thuyết trình: Phải khẳng định đây là bước quan trọng nhất. Nếu bạn có chuẩn bị các bước kia kỹ tới đâu, mà không có sự luyện tập, bạn vẫn sẽ không có được 1 buổi thuyết trình thành công. Trước buổi diễn thuyết, bạn nên đứng trước gương, tập nói, tập thuyết trình và căn thời gian. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn và bớt run hơn rất nhiều.
Làm thế nào để cuốn hút người nghe, làm thế nào để truyền đặt được nhiều nội dung đến người nghe đó là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật giao tiếp- thuyết trình.
Để nâng cao kỹ năng thuyết trình, các bạn đừng quên luyện tập hàng ngày, theo dõi các bài viết sẽ hướng dẫn cách thuyết trình chi tiết nhất tới các bạn.
Cách mở đầu bài thuyết trình
Sau khi đã hướng dẫn cách thuyết trình- các bước để có 1 bài thuyết trình hoàn chỉnh, MC World sẽ hướng dẫn cho bạn cách mở đầu bài thuyết trình để bạn gây được ấn tượng nhất tới khán giả.
Cách 1: Hướng dẫn cách thuyết trình- mở đầu bằng câu hỏi
Hướng dẫn cách thuyết trình: Bạn có thể mở đầu bằng câu hỏi:
“Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ..?”
“Ai trong số các bạn thích/ mong muốn..”
Những câu hỏi như vậy sẽ khơi gợi được khán giả sự tò mò của khán giả và còn tăng thêm tương tác- tạo sự sinh động cho bài thuyết trình của bạn.
Hãy chú ý câu hỏi của bạn phải thật đơn giản, đánh vào tâm lý tò mò háo hức của số đông khán giả đang theo dõi.
Cách 2: Mở đầu bài thuyết trình bằng con số
Hướng dẫn cách thuyết trình: Sử dụng con số mở đầu sẽ khiến khán giả bị thuyết phục bởi một minh chứng cụ thể bạn đưa ra.
Ví dụ: 80%- một con số rất lớn. Các bạn có đang biết tôi đang muốn nói đến điều gì không? Đây chính là con số phản ánh mức độ sinh viên ra trường thiếu việc làm do thiếu các kỹ năng sống cần thiết. 1 mức đáng báo động trong xã hội ngày càng phát triển. Tại sao xuất hiện tình trạng này và làm thế nào để giảm thiểu con số đó. Hãy cũng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Cách 3: Mở đầu bằng 1 khẳng định
Hướng dẫn cách thuyết trình:
“Bạn sẽ đang lãng phí thời gian của mình nếu tiếp tục…”
“Đây sẽ là các bạn của 10 năm tới”
Những câu khẳng định như vậy có thể thu hút người nghe ngay từ khi bạn cất lời, bởi họ rất tò mò 10 năm nữa họ sẽ trở thành ai, thành người như thế nào, cũng như họ đang thắc mắc mình mắc sai lầm gì, và họ muốn được cải thiện sai lầm đó.
Cách 4: Mở đầu bài thuyết trình bằng 1 câu chuyện
Hướng dẫn cách thuyết trình: Dùng câu chuyện để mở đầu bài thuyết trình cũng là 1 phương án thông minh. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo câu chuyện của bạn có tính liên quan- logic và hài hước(nếu cần).
Ví dụ: Khi thuyết trình chủ đề bạo lực học đường, bạn có thể dùng câu chuyện của người nổi tiếng để dẫn dắt vào để tạo sự suy ngẫm.
Với chủ đề này, bạn không nên để câu chuyện có yếu tố hài hước, mà cần lồng ghép vào đó yếu tố suy ngẫm, để khơi gợi ở khán giả sự đồng cảm.
Cách 5: Mở đầu bằng “Bí mật”
Hướng dẫn cách thuyết trình: Ai cũng có hứng thú với những bí mật, đặc biệt là bí mật của người đang sắp sử dụng sân khấu để thuyết trình. Vì vậy sử dụng “Bí mật” sẽ làm khán giả đặc biệt chú ý tới bài thuyết trình của bạn.
“Tôi sắp chia sẻ với các bạn những bí mật mà chưa có ai từng nói cho các bạn”.
Việc có 1 mở bài ấn tượng sẽ giúp khán giả nhớ tới bạn nhiều hơn và bạn đã thành công từ những bước đầu tiên.
Cách kết thúc bài thuyết trình
“Có đầu có đuôi”- Sau khi hướng dẫn các bạn mở đầu bài thuyết trình, MC World sẽ hướng dẫn cách thuyết trình khi kết thúc để có 1 kết thúc có thể đọng lại được nhiều thông điệp với khán giả.
Yêu cầu của 1 phần kết thúc bài thuyết trình
Tóm tắt lại điểm chính
Chọn ba hoặc bốn ý chính từ bài thuyết trình và nhắc lại chúng. Khán giả sau 1 bài thuyết trình quá dài, họ cần biết rốt cuộc ý chính của bài thuyết trình của bạn là gì và nội dung cốt lõi của nó.
Khi tóm tắt các điểm chính, bạn cần phải cho thấy được sự liên kết giữa các ý để khán giả ủng hộ lập luận chính của bạn.
Đưa ra thông điệp cốt lõi
Kết thúc bài thuyết trình bạn phải đưa ra thông điệp cốt lõi. 1 bài thuyết trình không có thông điệp là bài thuyết trình rỗng.
Phải có lời kêu gọi hành động
Kêu gọi hành động (Call to Action- CTA) là phần quan trọng để kết thúc bài thuyết trình. Sau khi tóm tắt bài thuyết trình và nêu thông điệp, bạn cần để khán giả làm theo bạn- bằng những lời kêu gọi hành động. Lời kêu gọi hành động nên bao gồm các động từ mạnh, nhấn mạnh vào hành động.
Những cách bạn có thể dùng để kết thúc bài thuyết trình
Cách 1: Sử dụng trích dẫn
Hướng dẫn cách thuyết trình: Bạn có trích dẫn những câu nói của người nổi tiếng để tăng độ tin tưởng và thuyết phục.
Ví dụ: Bạn có 1 bài thuyết trình về chuyến du lịch, dành cho đối tượng là những bạn sinh viên từ 20-25 tuổi.
“Cuộc đời chia làm 2: Nửa trước không do dự, nửa sau không hối tiếc”- Câu nói mà tôi tâm đắc của 1 triết gia người Hy Lạp. Đã bao lần bạn do dự? Và cũng đã bao lần bạn phải hối tiếc. C
húng tôi có thể không chắc chắn cho bạn 1 chuyến đi kỳ thú như Alice lạc vào Wonderland, nhưng chắc chắn với tất cả tâm huyết, chúng tối sẽ mang tới cho bạn những trải nghiệm và dịch vụ hài lòng nhất. 1 lần nữa chúng tôi xin gửi tới các bạn những thông tin cần thiết cho chuyến. Nếu ngay lúc nào không xuất phát, bạn còn đợi tới lúc nào để chinh phục hành trình của mình”.
Cách 2: Kết thúc bài thuyết trình bằng câu chuyện truyền cảm hứng
Hướng dẫn cách thuyết trình:
Ví dụ: Khi thuyết trình về Áo dài Việt Nam- tà Áo dài mang trong mình những giá trị lịch sử và văn hóa không gì có thể thay thế được của dân tộc, các bạn có thể lồng ghép vào đó câu chuyện về những nữ anh hùng trong chiến tranh đã mặc áo dài để chiến đầu với quân địch. Áo dài lúc này trở thành di chứng hào hùng soi chiếu cho 1 tinh thần bất khuất, kiên trung và lòng yêu nước vĩ đại của con người Việt Nam.
Cách 3: Đặt câu hỏi tu từ để khán giả tự suy ngẫm
Bạn cũng có thể đặt những câu hỏi đầy tính suy ngẫm, để đọng lại suy nghĩ để khán giả tự vấn bản thân
Ví dụ:
- Chắc hẳn, ba mẹ bạn, cũng đang rất nhớ bạn đấy, phải không?
- Và rồi, bao giờ nạn nhân của bạo lực học đường mới có thể quay về cuộc sống bình thường?
Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
1. Tư thế đứng
Hãy mở rộng phần ngực và cánh tay của bạn, giữ thẳng lưng để tăng sự tự tin khi đứng trước đám đông. Tư thế này sẽ giúp bạn điều chỉnh hơi thở tốt hơn.
2. Cách đưa tay
Nếu bạn cầm mic khi thuyết trình, thường xuyên khua tay múa chân, lóng ngóng thì thể hiện rõ bạn đang run và không đủ tự tin để thuyết trình. Hãy tuân theo nguyên tắc sau:
- Để bàn tay trong khoảng từ trên phía thắt lưng và trong khoảng dưới cằm: Nếu vung tay cao quá thì có thể khiến tay che mặt, khả năng truyền âm kém hơn, còn nếu vung tay thấp quá thì người khác sẽ không thấy cử chỉ của tay bạn.
- Vung tay từ trong ra, từ dưới lên: Hướng đưa tay nên tuân thủ theo hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên.
Nếu bạn không cầm mic, bạn có thể tham khảo cách để tay sau: Đưa tay ngang bụng, khoảng cách 2 tay không vượt quá độ rộng cơ thể, tưởng tượng bạn đang cầm 1 cái hộp, đưa tay theo nguyên tắc từ trong ra, từ dưới lên
Lưu ý: Bạn phải lưu ý những điều sau để sử dụng ngôn ngữ cơ thể hợp lý nhất:
- Không cho tay túi quần
- Không khoanh tay
- Không chỉ tay xuống khán giả
Cách xử lý câu hỏi sau thuyết trình
Sau khi bạn đã thuyết trình xong, sẽ có những khán giả đặt ra câu hỏi cho bạn, và nếu không khéo léo xử lý, bạn sẽ khiến mình có ấn tượng xấu trong mắt khán giả. MC World sẽ hướng dẫn cách thuyết trình chi tiết- cách trả lời câu hỏi sau thuyết trình:
Cách 1: Đố lại những khán giả trong hội trường.
Cách làm này sẽ cho thấy sự nhanh nhạy và tư duy nói nhạy bén đỉnh cao của bạn. Tuy nhiên nó cũng yêu cầu bạn cần có 1 tư duy xử lý tình huống trong trường hợp không có khán giả nào biết được câu trả lời cho câu hỏi của bạn.
Ví dụ khi bạn nhận được câu hỏi: “Như bạn nói, cân bằng giữa việc học và làm rất quan trọng, nhưng tôi cho rằng sinh viên nên tập trung vào học, nên tôi không đồng ý với quan điểm bạn đưa ra.”
Cách trả lời:
“Cảm ơn ý kiến của bạn, tôi rất vui vì bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình với tôi. Nhưng trước khi trả lời, tôi muốn hỏi khán giả trong hội trường, có bao nhiêu bạn đang vừa học vừa làm, các bạn giơ tay cho tôi biết được không? Như bạn thấy đấy, số lượng người vừa học vừa làm trong khán phòng này không hề nhỏ, điều đó cho thấy….(nếu ra quan điểm cá nhân về vấn đề này)”
Cách 2: Nhờ đồng đội trả lời giúp bạn.
Nếu bạn đang băn khoăn và chưa biết cách trả lời ra sao, bạn có thể nhờ đồng đội giúp bạn. Hãy ra tín hiệu “cầu cứu” đồng đội, nếu bạn đó oke, hãy nhường mic cho đồng đội:
“Với câu hỏi này tôi xin phép được nhường mic để người bạn của tôi giúp tôi giải đáp thắc mắc của bạn”.
Cách 3: Trực tiếp thừa nhận mình không biết và xin lỗi khán giả.
Không ai có thể biết tất cả mọi thứ. Tuyệt đối không nên đưa ra câu trả lời mà chính bạn cũng không biết liệu nó có chính xác hay không. Nếu bạn không thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức, bạn có thể xin phép đưa ra câu trả lời vào lúc khác bằng cách liên lạc lại với khán giả đưa ra câu hỏi đó qua email hoặc điện thoại. Đây là cách xử lý câu hỏi sau khi thuyết trình nhanh chóng.
“Cảm ơn câu hỏi của bạn, với câu hỏi này mình xin lỗi vì chưa tìm hiểu đủ thông tin để trả lời, mình hy vọng sẽ có contact của bạn sau chương trình để gửi lại cho bạn đáp án bạn cần sau khi tìm hiểu được không?”
Với thiện chí như vậy, khán giả chắc chắn sẽ thông cảm cho bạn.
Dù ở bất kỳ tình huống nào, khi nhận được câu hỏi, bạn hãy nở 1 nụ cười thật tươi với tất cả mọi người. Sau đó hãy bình tĩnh nghĩ cách giải quyết.
Những lỗi sai khi thuyết trình bạn không được mắc phải
Trên kia MC World đã hướng dẫn cách thuyết trình từ mở bài đến kết bài, cách trả lời câu hỏi. Sau đây MC World sẽ đưa ra lưu ý những lỗi sai mà tuyệt nhiên các bạn không được mắc phải khi thuyết trình.
- Mở đầu thiếu hấp dẫn- lỗi sai quen thuộc khi thuyết trình
- Thiếu tương tác với khán giả
- Chỉ nhìn slide hoặc giấy để đọc
- Nói ấp úng, thiếu điểm nhấn
- Kết thúc thiếu thông điệp
Tổng Kết
Thuyết trình hay giao tiếp đều là 1 nghệ thuật, bạn cần 1 quá trình để nâng cao những kỹ năng đó.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thuyết trình và hướng dẫn cách thuyết trình chi tiết và đầy đủ để bạn có 1 bài thuyết trình thành công. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Hãy luyện tập hàng ngày và đón đọc những bài viết mới trên website của kynangaz.net để bạn ngày càng trở thành phiên bản tốt hơn của chính bạn. Chúc bạn thành công.