Kỹ năng mềmLắng nghe là gì và những lời khuyên hiệu quả dành cho...

Lắng nghe là gì và những lời khuyên hiệu quả dành cho bạn

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp rất quan trọng và cần thiết đối với mọi lứa tuổi và nghề nghiệp. Bởi vậy những người rèn luyện được điều này luôn nhận sự tin tưởng và yêu mến của các thành viên xung quanh. Vậy bạn đã biết làm thế nào để trau dồi kỹ năng đó chưa? Nội dung bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp mọi người khám phá lời giải chi tiết nhé. 

Tìm hiểu về kỹ năng lắng nghe 

Kỹ năng lắng nghe là quá trình chủ động, chỉ đến việc chúng ta tập chung và mong muốn thấu hiểu nội dung từ phía người nói. Đồng thời bản thân sẽ đưa các thông tin ghi nhận được lên não để phân tích chúng. Từ đó, mọi người sẽ đưa ra được những màn đối đáp ý nghĩa hoặc cho đối phương lời khuyên và sự chia sẻ, đồng cảm. 

Mặc dù lắng nghe là phản tự nhiên của con người, nhưng đây là một kỹ năng đòi hỏi phải rèn luyện trong thời gian dài để có thể dễ dàng thành thạo. Điều này không chỉ áp dụng vào môi trường làm việc mà còn sử dụng trong đời sống gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một doanh nghiệp, công ty đòi hỏi ở nhân viên của họ để có thể làm việc tốt hơn. 

Bạn nên tập chung để thấu hiểu nội dung từ phía người nói
Bạn nên tập chung để thấu hiểu nội dung từ phía người nói

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống

Lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về tâm quan trọng của vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập đến những lợi ích sau đây. 

 Tránh bỏ sót thông tin

Trong quá trình lắng nghe, bạn sẽ có sự tương tác qua lại với người nói nên sẽ dễ dàng nhớ được các thông tin chi tiết. Điều quan trọng hơn khi đối phương đang hướng dẫn bạn một quy trình hay công việc mới cần hoàn thành. Do vậy, kỹ năng này sẽ giúp chúng ta không bị bỏ sót thông tin 

Giúp nâng cao kiến thức

Trong cuộc sống chúng ta luôn cố gắng để học hỏi điều gì đó mới mẻ và phát triển, mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích. Vì vậy, việc bản thân trau đòi kỹ năng lắng nghe sẽ giúp mình lưu trữ được nhiều thông tin về các chủ đề mới lạ. Đây cũng trở thành những nội quan trọng để bạn có thể áp dụng chúng trong tương lai.

Dễ dàng giải quyết vấn đề

Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn phát hiện ra những thách thức và khó khăn đang gặp phải cũng như những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Điều này giúp bản thân nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề của mình và tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng. 

Giúp xây dựng lòng tin

Nếu một người biết lắng nghe và chia sẻ chắc chắn sẽ xây dựng được lòng tin với nhiều người. Họ sẽ dễ dàng và thoải mái hơn khi nói chuyện với bạn mà không sợ bị phán xét hay gián đoạn cảm xúc. Mọi người sẽ có thiên hướng tâm sự cùng và chẳng cần phải lo lắng về những lời nói can thiệp không mong muốn. Điều này cũng giúp ích cho bạn khi gặp khách hàng mới và phát triển các mối quan hệ lâu dài.  

Mở rộng và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống

Nếu bạn lắng nghe tích cực sẽ giúp người khác cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với mình. Khi bản thân thể hiện sự chân thành với những gì đối phương thể hiện thì mọi người chắc chắn sẽ tâm sự nhiều hơn. Điều này có thể giúp chúng ta mở ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn nữa bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong công việc cũng như sự nghiệp thăng tiến của mình. 

Lắng nghe giúp mở rộng và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống
Lắng nghe giúp mở rộng và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống

Việc lắng nghe có ảnh hưởng rất lớn trong giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe giúp bạn giành 50% lợi thế trong giao tiếp hàng ngày, kể cả đời sống lẫn công việc. Khi chúng ta thực hiện điều này giỏi, không những cải thiện được hiệu quả trong cuộc trò chuyện mà còn gây ảnh hưởng tốt đến người nói. Bởi chúng ta có thể vận dụng những gì mình lĩnh hội được để thuyết phục và đàm phán với họ, tránh gây ra xung đột. 

Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe còn là một biện pháp hữu ích để bạn giải quyết những mâu thuẫn trong giao tiếp bằng sự chú tâm và chân thành. Khi bạn chịu khó chú tâm vào câu chuyện thì đối phương sẽ cảm thấy tôn trọng mình, dần dần họ sẽ cởi mở hơn để gỡ bỏ được nút thắt trong vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.  

Làm thế nào để trau dồi kỹ năng lắng nghe?

Để có kỹ năng lắng nghe tốt, chúng ta cần có quá trình rèn luyện tích cực và chăm chỉ. Do vậy, bạn hãy áp dụng những phương pháp mà chúng tôi sẽ liệt kê trong bài viết sau đây nhé.

Tập trung trong quá trình lắng nghe

Tập trung trong quá trình giao tiếp cùng người khác chính là sự lắng nghe. Điều này chứng tỏ được việc bạn tôn trọng đối phương. Bởi, hoạt động giao tiếp chính là quá trình tương tác hai chiều cần sự tập trung của cả 2 bên. Nếu bạn không chú ý đến những gì người khác thể hiện chắc chắn sẽ chẳng thể tiếp thu được những gì mà đối phương muốn truyền đạt. 

Hơn nữa, trong cuộc trò chuyện mà chúng ta không lắng nghe cứ để ý mọi thứ xung quanh và thiếu tập trung thì buổi giao tiếp này sẽ gây mất thiện cảm với người đối diện. Bạn sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu và không còn muốn tiếp tục truyền đạt ý kiến của mình. 

Tránh ngắt lời người nói

Một trong những cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe mà bạn cần quan tâm chính là tuyệt đối không ngắt lời đối phương. Một cuộc trò chuyện dù 2 người hay nhiều thì việc này sẽ gây nên sự vô duyên, mất lịch sự. Hơn nữa, trong quá trình nói chuyện việc đối phương bị bạn ngắt lời sẽ gây nên cảm giác khó chịu, hụt hẫng và không muốn tiếp tục cuộc giao tiếp nữa.

Bạn tuyệt đối không ngắt lời đối phương trong khi giao tiếp
Bạn tuyệt đối không ngắt lời đối phương trong khi giao tiếp

Học cách thấu hiểu khi lắng nghe

Trong quá trình lắng nghe bạn nên sử dụng khả năng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý của người nói. Bởi không phải ai cũng muốn trình bày trực tiếp quan điểm hay nỗi lòng của mình ra với bạn. Thay vào đó chúng ta hãy thể hiện mình là một người dễ đồng cảm và thấu hiểu ý kiến của đối phương. Điều này cũng trở thành vũ khí giúp bản thân nhận được sự tin tưởng và người khác.

Không áp đặt đối phương

Bạn hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách có một tư tưởng cởi mở. Để làm được điều này bạn hãy hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp với người khác. Chúng ta sẽ không phán xét và áp đặt ý kiến của mình vào đối phương mà hãy để đầu óc của mình giống như một đứa trẻ. Bởi đôi khi cái nhướn mày hoặc câu phản đối mà mình thể hiện ra cũng khiến cuộc trò chuyện phải dừng lại. 

Đặt câu hỏi khi lắng nghe

Trong quá trình giao tiếp bạn đừng nên chỉ biết im lặng để người khác nói. Bởi điều này sẽ thể hiện việc mình không chú tâm vào cuộc trò chuyện của 2 bên. Thay vào đó chúng ta hãy thể hiện sự thông minh của bản thân bằng cách đặt câu hỏi và đặt câu hỏi đúng lúc. 

Khi trò chuyện bạn hãy thể hiện sự lắng nghe của mình bằng việc đồng tình hay ngạc nhiên của mình bằng cách đặt những câu hỏi như: “Thật ư?”, “Thật vậy sao?”. Điều này giúp đối phương hiểu được rằng chúng ta vẫn đang đặt tâm vào câu chuyện. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng giúp bạn nhận được thiện cảm của nhiều người. 

Sử dụng ngôn ngữ hình thể khi đang lắng nghe

Ngoài việc đặt câu hỏi trong quá trình trò chuyện bạn cũng nên thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ hình thể. Nếu đối phương đang kể một câu chuyện buồn thì bạn hãy thể hiện sự cảm thông bằng cách xoa nhẹ lưng, một cái ôm. Điều này chắc chắn sẽ khiến đối phương cảm thấy nhẹ lòng vì có người khác thấu hiểu mình. 

Sử dụng ngôn ngữ hình thể khi đang lắng nghe
Sử dụng ngôn ngữ hình thể khi đang lắng nghe

Đưa ra ý kiến về vấn đề liên quan

Trong quá trình giao tiếp bạn hãy thể hiện kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách đưa ra những quan điểm của cá nhân liên quan tới những vấn đề đang đề cập. Bởi giao tiếp là hành động của cả 2 bên và cần sự tương tác qua lại. Nếu bạn đưa ra ý kiến của mình một cách có thiện chí, rõ ràng thì cũng là điều khẳng định cho bản thân luôn biết chia sẻ và tập trung. 

Những lời khuyên hiệu quả về kỹ năng lắng nghe

Nếu bạn muốn có một cuộc trò chuyện lành mạnh và nhận được nhiều giá trị sau mỗi lần giao tiếp với đối phương thì hãy chú ý đến kỹ năng lắng nghe. Theo đó chúng ta cần tránh những hành động sau đây.

Thiếu kiên nhẫn khi lắng nghe

Trong cuộc sống, đôi khi bạn sẽ phải đối diện với những câu chuyện nhàm chán. Điều này khiến bạn sao nhãng và thiếu quan tâm đến những gì đối phương đang thể hiện. Hành động đó vô tình khiến người đối diện cảm thấy họ bị tổn thương và nói những thứ vô bổ. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ khiến bạn đánh mất đi tình bạn, đồng nghiệp vì sự sao nhãng của mình. Vậy nên chúng ta hãy kiên nhẫn trong khi lắng nghe.

Tỏ thái độ không hứng thú

Một điều tiếp theo bạn nên tránh đó là tỏ thái độ không hứng thú trước mặt đối phương. Bởi, khi người nói không nhận được phản ứng tích cực sẽ họ như không được tôn trọng và mất đi thiện cảm với bạn. Điều này có thể là bạn không cố tình nhưng hành động này phần nào khẳng định sự thiếu nghiêm túc. Thay vào đó chúng ta nên thể hiện những điều tích cực trong quá trình lắng nghe đối phương nói.

Nên tránh tỏ thái độ không hứng thú trong lúc giao tiếp
Nên tránh tỏ thái độ không hứng thú trong lúc giao tiếp

Đả kích người khác

Bạn nên lắng nghe đối phương nói và đánh giá sự việc một cách chân thực, tránh đả kích, chê bai sẽ khiến bạn cảm thấy được tôn trọng. Dù điều người đó thể hiện hay hay dở thì trước khi đối đáp lại bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng. Chúng ta nên thể hiện thái độ tích cực đừng biến mình thành một kẻ ích kỷ. Nếu bạn muốn người khác tôn trọng mình thì trước tiên bản thân hãy thể hiện điều đó. 

Lời kết

Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu về vai trò và cách trau dồi kỹ năng lắng nghe. Đây là điều rất quan trọng trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày mà bất kỳ ai cũng nên rèn luyện. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng của đối phương và dễ dàng giải quyết mọi vấn đề. 

Advertismentspot_img

Xem Nhiều Nhất