Kỹ năng sốngKinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội và thách thức hiện...

Kinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội và thách thức hiện nay

Kinh doanh quốc tế – một lĩnh vực được nhiều người tìm hiểu và đánh giá cao ở nhiều quốc gia. Đây được xem là ngành học vô cùng hấp dẫn trong các trường đại học, có tính ứng dụng cao. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu cho bạn về lĩnh vực kinh doanh này, bạn đọc hãy cùng đón xem ngay nhé!

Tìm hiểu chung về lĩnh vực kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là tất cả những hoạt động về giao dịch, kinh doanh giữa nhiều quốc gia khác nhau. Qua đó thỏa mãn được những mục tiêu trong kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế. Đây được xem là một trong những lĩnh vực năng động nhất và mang tính quốc tế cao, thuộc vào nhóm ngành lĩnh vực kinh doanh. Ngành này đòi hỏi kiến thức chung về chiến thuật, quản trị kinh doanh hay những chiến lược kinh doanh giữa các quốc gia khác nhau.

Hoạt động được hiểu là việc thực hiện liên tục các công đoạn trong quá trình đầu tư, từ khâu sản xuất đến thương mại dịch vụ và hàng hóa trên thị trường các nước khác nhau. Từ đó tạo ra được giá trị lợi nhuận cho các công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Những hoạt động này có thể đơn thuần liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của các công ty, tạo nên mạng lưới kinh doanh xuyên các quốc gia, trong phạm vi toàn cầu.

Tìm hiểu chung về kinh doanh toàn cầu
Tìm hiểu chung về kinh doanh toàn cầu

Kinh doanh quốc tế là lĩnh vực xu hướng của tương lai

Việc tổ chức các hoạt động kinh doanh tại thị trường quốc tế sẽ có nhiều sự khác biệt so với những dịch vụ kinh doanh trong nước, có nhiều phương thức tiếp cận đa dạng khác nhau. 

Hoạt động kinh doanh quốc tế giúp cho các quốc gia trên thế giới tham gia được vào quá trình liên kết các nền kinh tế và phân phối lao động, hội nhập vào thị trường toàn thế giới.

Từ đó sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, giúp cho nền kinh tế quốc gia phát triển, mở cửa, là cầu nối giữa kinh tế trong nước và thế giới. Nền kinh tế trên toàn thế giới sẽ là nơi cung cấp cả yếu tố đầu vào lẫn đầu ra cho các quốc gia.

Các doanh nghiệp khi đi vào thị trường quốc tế cũng khai thác được tối ưu lợi thế so sánh giữa từng quốc gia, từ đó mở rộng được quy mô sản xuất, tạo điều kiện cho việc xây dựng những nền kinh tế mũi nhọn, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh hơn.

Thêm vào đó, các công nghệ mới cũng được ứng dụng cho một nền kinh tế tương lai, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nâng cao được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Lĩnh vực xu hướng của tương lai
Lĩnh vực xu hướng của tương lai

Tiếp thu kiến thức kinh tế quốc tế ở đâu?

Kiến thức về lĩnh vực này có thể được tiếp thu ở trong các trường học, những trung tâm giảng dạy hay thậm chí trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đây được xem là một ngành đào tạo vô cùng “hot” ở trong các trường đại học kinh tế ở Việt Nam.

Từ đây, các sinh viên có thể nâng cao sự tự tin của mình hơn để có những bước tiến thành công trong môi trường kinh doanh trên toàn thế giới. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về những tác động mang tính toàn cầu đến doanh nghiệp như nhân khẩu học, kinh tế, chính trị, địa lý, văn hóa, công nghệ. 

Đồng thời, kinh doanh quốc tế bạn còn được học về cách phân tích thị trường ngoại hối, phân tích tài chính, tỷ giá hối đoái, quản trị vận hành, quản trị dự án,… Từ đó, bạn sẽ xây dựng được những chiến lược kinh doanh mang tính toàn cầu.

Tiếp thu kinh doanh quốc tế ở đâu?
Tiếp thu kinh doanh quốc tế ở đâu?

Những điều kiện cần để học kinh doanh quốc tế

Đây được xem là một lĩnh vực, một ngành học mang tính toàn cầu. Nó mang tính chất năng động, đòi hỏi hiểu biết sâu rộng về thị trường quốc tế và những khả năng ngoại giao, tìm tòi trong mỗi con người. Để thành công được trong lĩnh vực này, bạn cần có được những tố chất sau:

  • Bạn cần là một người nhanh nhẹn, có khả năng giao tiếp tốt, khả năng ăn nói thuyết phục người khác.
  • Bạn phải là người có sự tự tin, năng động và quyết đoán trong từng suy nghĩ, hành động của mình.
  • Bạn cần phải chịu được áp lực tốt, thích ứng được nhanh với môi trường mang tính cạnh tranh cao.
  • Có khiếu và khả năng ngoại ngữ là một điểm cộng vô cùng to lớn, bạn cũng nên có đam mê trong các lĩnh vực kinh doanh.
  • Bạn phải là người có khả năng sáng tạo, có nhiều ý tưởng mới, đóng góp cho tập thể, làm việc nhóm tốt.
  • Bạn cũng cần phải có khả năng xử lý và thu thập thông tin tốt để hoàn thành tốt công việc.

Những điều kiện cần để học
Những điều kiện cần để học

Thực hiện tiến hành kinh doanh toàn cầu như thế nào?

Lĩnh vực này có phạm vi rất rộng rãi toàn cầu, bao trùm nhiều ngành nghề khác nhau. Bạn có thể tiến hành với nhiều vị trí công việc và những mảng đa dạng như sau:

  • Chuyên viên xuất nhập khẩu: Đây là công việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, bạn còn thực hiện những việc làm khác như làm hợp đồng, đàm phán, làm giấy tờ trong giao dịch với khách hàng nước ngoài.
  • Chuyên viên đối ngoại: Công việc của một người chuyên viên này chính là tư vấn cho những người khách hàng tiềm năng về dịch vụ, sản phẩm mà công ty cung cấp. Đồng thời, bạn cần chăm sóc tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng cũ để họ duy trì hợp tác.
  • Chuyên viên hoạch định tài chính: Công việc này cần đòi hỏi người làm phải có một tư duy lập kế hoạch và chiến lược tốt, rõ ràng. Bạn sẽ phải phân tích được dữ liệu một cách chi tiết nhất, các số liệu liên quan đến tài chính, số liệu liên quan đến hoạt động của công ty để đưa ra những định hướng về tài chính.
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư: Công việc này làm chủ yếu trong lĩnh vực chứng khoán. Bạn cần phải tìm kiếm tệp khách hàng, phát triển tốt được mạng lưới giao dịch. Bạn còn cần làm các công việc như quản lý tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư cho khách hàng,….
  • Các công việc ở những lĩnh vực liên quan khác: Chuyên viên Marketing, giảng viên, đại diện bán hàng, kế toán, kiểm toán viên,…

Những rào cản trong kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực mang tính toàn cầu, do đó nó có một số rào cản dành cho các công ty và các quốc gia. Đây là những rào cản để chọn lọc và bảo vệ hàng nội địa, chọn lọc được những đối tác tối ưu nhất.

Rào cản tự nhiên

Đây là những rào cản vật lý giữa những đối tác ở những quốc gia khác nhau. Khi đó, chi phí bảo quản sản phẩm, chi phí vận chuyển khi xuất nhập khẩu sẽ tăng lên. Một rào cản tự nhiên khác đó chính là rào cản về ngôn ngữ và văn hóa.

Những chủ doanh nghiệp đôi lúc sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với những khách nước ngoài hay tìm hiểu, hòa mình với văn hóa địa phương của một quốc gia. Điều này ít nhiều gây ra cản trở trong việc đàm phán giữa 2 bên, có thể gây ra một số hiểu lầm.

Rào cản thuế quan 

Đây là loại rào cản do một số đất nước áp đặt lên các hàng hóa nhập khẩu dưới hình thức nộp thuế. Nếu như một doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng của mình sang quốc gia khác, họ sẽ bị tính thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa. Rào cản này nhằm mục đích bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước.

Rào cản phi thuế quan

Đây là loại rào cản liên quan đến hạn ngạch nhập khẩu kinh doanh quốc tế, điều này ngăn cản các nhà sản xuất nước ngoài xuất khẩu sang nước khác một lượng hàng lớn. Khi đó, các nhà sản xuất trong nước nếu không có đủ lợi thế cạnh tranh sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường.

Nhiều nước sử dụng hạn ngạch này để nhằm quản lý và hạn chế một số mặt hàng cụ thể. Đồng thời, chính phủ nhiều nước cũng có thể trao cho các nhà sản xuất trong nước nhiều đặc quyền riêng biệt. Điều này được thực hiện để thúc đẩy việc phát triển kinh tế trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương.

Rào cản kinh tế
Rào cản kinh tế

Cơ hội thách thức đối với con người hiện tại

Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực mang đến cho các quốc gia trên thế giới nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Song song với đó, nó cũng đem đến những thách thức nhất định cho các quốc gia. 

Cơ hội

Kinh doanh quốc tế giúp thúc đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Kinh tế của các quốc gia sẽ được phát triển thông qua xuất nhập khẩu hàng hóa, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào,…

Thêm vào đó, lĩnh vực này còn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc đưa những hàng hóa trong nước ra thị trường quốc tế sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân trong nước. 

Ngoài ra, kinh doanh quốc tế còn giúp nâng cao chất lượng lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Các công ty mở rộng quy mô sẽ giúp giải quyết tình trạng việc làm cho người dân một cách tối ưu nhất.

Thêm vào đó, kinh doanh toàn cầu còn giúp phát triển được nền kinh tế, văn hóa đa phương, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, nâng cao hiểu biết về bảo vệ môi trường,…

Thách thức

Những thách thức của kinh doanh quốc tế ở các nước đang phát triển như Việt Nam đó chính là trình độ dân trí vẫn còn đang thấp. Lao động của chúng ta nhiều nhưng ít lao động trình độ cao. 

Các doanh nghiệp phải chịu những quy tắc kinh tế ràng buộc khi sang thị trường nước ngoài. Ngoài ra, việc kinh doanh toàn cầu đòi hỏi công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế.

Những thách thức đặt ra cho các quốc gia đang phát triển là không hề nhỏ. Trong quá trình phát triển kinh doanh toàn cầu, rất có thể những văn hóa dân tộc hay những sản phẩm trong nước sẽ bị đẩy ra, thay vào đó là những sản phẩm nước ngoài. Từ đó tính cạnh tranh cao hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng đổi mới sáng tạo.

Kết luận

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về kinh doanh quốc tế. Qua đó, bạn đọc có thể hiểu hơn về lĩnh vực kinh doanh này, từ đó có được những lựa chọn đúng đắn.

Advertismentspot_img

Xem Nhiều Nhất