Tin tứcCách từ chối khéo - Nghệ thuật giao tiếp đáng học hỏi

Cách từ chối khéo – Nghệ thuật giao tiếp đáng học hỏi

Cách từ chối khéo là kỹ năng mà rất nhiều người trẻ hiện nay cần phải trau dồi và rèn luyện trong quá trình giao tiếp. Tưởng chừng đây chỉ là cách nói “không” đơn giản nhưng bạn cần từ chối tinh tế sao cho không làm mất lòng đối phương. Cùng khám phá kỹ hơn về kỹ năng giao tiếp thiết yếu này nhé.

Cách từ chối khéo và việc người trẻ e ngại nói “không”

Cách từ chối khéo là việc bạn sử dụng ngôn ngữ đi kèm với thái độ hoặc hành động của mình một cách tinh tế và đúng mực để nói “không”. Trường hợp cần nói lời từ chối là khi bạn không thể đáp ứng được yêu cầu hoặc đề nghị của đối phương.

Trong đời sống, có những điều mà chúng ta không thể chấp thuận hay đồng ý giúp đỡ người khác, nhất là khi công việc của bản thân chưa hoàn thiện xong. Dù vậy, vẫn tồn tại những trường hợp mà có thể ngay bạn đã từng gặp phải là khi không thể từ chối người khác dù bản thân thật sự không muốn chấp thuận yêu cầu.

Có thể thấy một thực trạng phổ biến hiện nay là việc các bạn trẻ e ngại phải nói lời từ chối khi được người khác nhờ vả. Nguyên do chủ yếu là việc những người trẻ luôn nể nang, sợ làm mất lòng đối phương, dẫn đến mất hình tượng của bản thân hoặc sợ bị phê bình nếu từ chối công việc mà cấp trên yêu cầu.

Việc không nỡ từ chối người khác có thể mang lại những phiền toái hay rắc rối cho bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến công việc của bản thân, hơn thế nữa là bị người khác lợi dụng lòng tốt. Vì vậy cách từ chối khéo là kỹ năng quan trọng mà mọi người, đặc biệt là giới trẻ bây giờ nên học hỏi và rèn luyện.

Thực trạng e ngại nói lời từ chối của người trẻ
Thực trạng e ngại nói lời từ chối của người trẻ

Bật mí những cách từ chối khéo hiệu quả

Việc từ chối trong suy nghĩ thì đơn giản, nhưng để có thể nói ra một cách tinh tế, khéo léo mà không làm mất lòng hay sứt mẻ mối quan hệ của hai bên thì không hề dễ dàng. Dưới đây bài viết sẽ bật mí cho bạn những phương pháp từ chối khéo léo nhất để bạn áp dụng trong những trường hợp cụ thể.

Nói câu xin lỗi trước khi quyết định từ chối

Nghe có vẻ hơi vô lý khi người được nhờ lại phải nói lời xin lỗi. Tuy nhiên, trước khi nói “không” với đề nghị của người khác, lời xin lỗi sẽ phần nào xoa dịu được sự thất vọng và buồn bã của đối phương khi không nhận được sự chấp thuận của bạn. Đây được coi là cách từ chối lịch sự nhất mà không làm mất lòng đối phương. 

Đưa ra lý do chính đáng cho lời từ chối

Cách từ chối khéo tiếp theo mà bạn có thể áp dụng chính là đưa ra những lý do chính đáng. Hãy giải thích với đối phương lý do vì sao bạn từ chối yêu cầu của họ, thay vì chỉ nói lời xin lỗi và từ chối không. Điều này sẽ giúp đối phương hiểu rằng bạn thực sự có lý do riêng chứ không phải không muốn giúp đỡ họ.

Tuy nhiên, với cách đưa ra lý do này, nên tránh những lý do tạo ra cơ hội mới để người khác nhờ vả bạn vào lần sau. Ví dụ như khi người khác nhờ bạn một công việc gì đó vào hôm nay, nếu bạn từ chối và đáp lại rằng hôm nay bạn có việc bận, họ sẽ chuyển việc nhờ vả đó sang ngày mai. Vậy nên cần từ chối rõ ràng để họ không thể tranh luận hay tạo cơ hội cho những lần nhờ vả khác.

Cách từ chối khéo – Gợi ý phương án thay thế

Một phương pháp từ chối mà bạn có thể sử dụng chính là đưa ra những phương án thay thế đối với yêu cầu mà người khác nhờ vả. Lời đề xuất đó vừa có thể giúp đối phương ngừng suy nghĩ về việc bạn đã từ chối họ, đồng thời cũng giúp ích cho họ vì có thể tìm một biện pháp tốt hơn trong lúc cấp bách.

Phương án thay thế ở đây có thể là những người khác có thời gian rảnh, có chuyên môn hơn trong vấn đề mà đối phương cần và họ có thể sẵn sàng giúp đỡ. Ngoài ra, bạn cũng có thể gợi ý những phương pháp để người nhờ vả tự tìm cách giải quyết cho bản thân như đọc sách, xem hướng dẫn,…

Nói từ chối ngắn gọn và rõ ràng – Cách từ chối khéo đơn giản

Nếu đã quyết định nói “không” với đề nghị của người khác, hãy phản hồi lại một cách tinh tế, ngắn gọn và rõ ràng nhất. Đừng để thời gian chần chừ suy nghĩ liệu có nên giúp đỡ hay không của bạn làm ảnh hưởng và mất thời gian của người nhờ vả, đặc biệt là khi họ đang trong trường hợp cấp bách.

Bên cạnh việc nên phản hồi càng sớm càng tốt, khi từ chối bạn cũng nên nói ngắn gọn, rõ ràng và đưa ra lý do cụ thể. Đừng vòng vo hay phân vân sẽ khiến đối phương nghi ngờ rằng bạn thực sự không muốn giúp họ và đang phải bịa ra một cái cớ nào đó để từ chối.

Cách nói “không” khéo léo và tinh tế trong mọi trường hợp
Cách nói “không” khéo léo và tinh tế trong mọi trường hợp

Áp dụng việc từ chối trong trường hợp nào?

Tuy đã học được những cách từ chối khéo, dù vậy không phải trong trường hợp người khác đề nghị hay yêu cầu gì bạn cũng sẽ áp dụng và nói “không” với họ. Việc này sẽ phản tác dụng hoàn toàn so với những điều tốt mà từ chối mang lại. Vậy thì những trường hợp nào bạn nên kiên quyết nói lời từ chối?

Khi bạn quá bận rộn với công việc của bản thân

Nếu đồng ý một lời đề nghị của người khác mà gây ảnh hưởng hoặc làm chậm lại tiến độ công việc mà bạn đã cam kết đặt ra từ trước thì hãy nói từ chối. Trong trường hợp này, bạn vẫn phải ưu tiên nhiệm vụ của mình thay vì ôm đồm thêm việc để làm hài lòng tất cả mọi người.

Trong trường hợp bạn đang quay cuồng với những nhiệm vụ chưa hoàn thành của mình, bạn có thể đưa ra lý do chính đáng này với người nhờ vả, kèm theo đó là một lời xin lỗi chân thành. Họ chắc chắn sẽ thông cảm cho bạn và không cảm thấy phật ý khi bạn đã nói lời từ chối với họ.

Cách từ chối khéo khi bạn không thoải mái với yêu cầu

Không chỉ khi nói lời từ chối, mà ngay trước khi bạn quyết định chấp nhận đề nghị từ người khác, hãy suy xét đến mức độ thoải mái của bản thân. Liệu giúp đỡ họ có ảnh hưởng gì quá đến lợi ích của bản thân hay không? Mình có cảm thấy thoải mái khi chấp nhận giúp đỡ hay không?

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với yêu cầu được đưa ra, kể cả về mặt thể chất hay tinh thần thì đều nên nói lời từ chối. Nếu nhận lời mà lại giúp đỡ với thái độ miễn cưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, đồng thời làm sứt mẻ mối quan hệ của cả hai bên.

Cách từ chối khéo khi bạn thấy không thoải mái với đề nghị
Cách từ chối khéo khi bạn thấy không thoải mái với đề nghị

Cách từ chối khéo – Khi bạn nhận được những đề nghị tốt hơn

Con người cũng thường từ chối những lời mời gọi, đặc biệt là trong công việc, để hi vọng và đón nhận những cơ hội tốt hơn sẽ đến trong tương lai. Bạn có quyền đưa ra quyết định của mình trước những lời đề nghị, làm sao để mang lại những lợi ích và giá trị tốt nhất cho bản thân.

Từ chối khi việc giúp đỡ là việc bao che

Không phải lời yêu cầu đề nghị của người khác lúc nào cũng là những việc tốt. Có những công việc hay yêu cầu từ đồng nghiệp hoặc bạn bè trong học tập là để bao che cho sự lười nhác hay chểnh mảng của họ. Đối với những trường hợp này, bạn nên thẳng thừng từ chối để tránh những phiền phức tới với mình.

Cách từ chối khéo giúp bạn tránh những phiền phức

Trong nhiều trường hợp, việc bạn nói lời từ chối sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối, phiền phức thậm chí là những tổn thương không mong muốn. Mỗi người đều có những công việc riêng, cuộc sống riêng và phải chịu đựng áp lực rất lớn từ đó. Do vậy mà không phải ai cũng muốn đồng ý giúp đỡ để tăng thêm gánh nặng cho mình.

Hơn nữa, việc liên tục đồng ý yêu cầu của mọi người không thể hiện được bản thân bạn là một người tốt, thậm chí nó còn hạ thấp giá trị bản thân bạn xuống. Việc luôn làm hài lòng người khác có thể khiến họ lợi dụng điều đó và liên tục nhờ vả bạn vào những lần sau.

Những cách từ chối khéo vừa giúp bạn tránh được những rắc rối mà không làm mất lòng đối phương, vừa tạo thêm được những khoảng thời gian quý giá dành cho bản thân và những người thực sự có giá trị với bạn. Người biết nói lời từ chối luôn là những người can đảm, tự tin và bản lĩnh nhất.

Cách từ chối khéo giúp bạn tránh xa những phiền phức
Cách từ chối khéo giúp bạn tránh xa những phiền phức

Vì sao nhiều khi mọi người không muốn nói lời từ chối?

Trong nhiều tình huống, mặc dù biết những cách từ chối khéo nhưng có nhiều người vẫn không muốn nói lời từ chối. Thực chất, bạn có thể chấp nhận yêu cầu người khác đưa ra nếu điều đó không gây ảnh hưởng quá lớn đến bạn. Cũng có nhiều lý do khách quan khác khiến mọi người không nỡ nói lời từ chối.

Cảm thấy tội lỗi khi đưa ra lời từ chối

Tâm lý chung của hầu hết tất cả mọi người khi nhận được lời đề nghị từ người khác chính là ngại từ chối và cảm giác lo lắng, tội lỗi khi từ chối người ta. Hãy nhớ rằng trong trường hợp này, bạn có quyền đưa ra quyết định đồng ý hay không, vì vậy hãy bình thường hóa việc từ chối và áp dụng các cách từ chối khéo để đôi bên đều cảm thấy dễ chịu.

Sợ lỡ mất cơ hội tốt đến với mình

Đặc biệt là trong công việc, mọi người thường lo lắng rằng việc từ chối nhiệm vụ mà đồng nghiệp nhờ vả hay cấp trên giao cho sẽ có thể làm lỡ mất một cơ hội quý báu của mình. Điều này tạo tâm lý muốn ôm hết mọi việc về mình để không bỏ sót bất cứ cơ hội hay kinh nghiệm nào trong môi trường làm việc.

Sợ bỏ lỡ cơ hội tốt khiến con người khó từ chối
Sợ bỏ lỡ cơ hội tốt khiến con người khó từ chối

Tổng kết

Từ những thông tin mà bài viết chia sẻ ở trên, dễ dàng thấy được cách từ chối khéo có thể coi là nghệ thuật giao tiếp tinh tế mà bất cứ ai cũng nên rèn luyện. Kỹ năng này giúp bạn nâng cao giá trị bản thân, tránh được những phiền phức không đáng có mà vẫn giữ được những mối quan hệ tốt.

Advertismentspot_img

Xem Nhiều Nhất