Kỹ năng nấu ănCách nấu bún riêu đúng chuẩn công thức thơm ngon trọn vị

Cách nấu bún riêu đúng chuẩn công thức thơm ngon trọn vị

Cách nấu bún riêu sao cho thơm ngon và hấp dẫn chắc chắn là vấn đề mà nhiều chị em muốn tìm hiểu để có thể nấu nên những tô bún chuẩn vị. Bún riêu cua là một trong những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe và giúp cơ thể được thanh mát. Vì lý do đó, cách thức để nấu món ăn này ngày càng được nhiều người để ý đến và ngay tại bài viết này, tất cả thắc mắc sẽ được làm rõ.

Bún riêu là món ăn đậm chất ở địa phương nào?

Nhiều thực khách sẽ lầm tưởng bún riêu là đặc sản của miền Tây Nam Bộ, nhưng đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Món bún riêu thơm ngon hấp dẫn được bắt nguồn tại miền Bắc của Việt Nam. Thời gian tồn tại món ăn này đã rất lâu, bún riêu cũng là một trong những món ăn truyền thống được xếp chung danh sách với phở, bánh mì, bún bò, … Hương vị của bún riêu vô cùng đặc trưng khiến nhiều thực khách nhớ mãi dù mới chỉ thử qua một lần.

Với thời buổi ngày càng hiện đại, cách nấu bún riêu cũng được biến tấu theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, những cách nấu này vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống đậm chất vốn có. Nước dùng được chế biến bởi riêu cua vô cùng đậm đà và điểm nhấn chính của bún riêu cũng chính là hương vị thơm đặc biệt của riêu cua. 

Bún riêu cua dường như đã không còn là món ăn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Mắm tôm chính là gia vị tô điểm thêm vị ngon của món ăn này được nhiều người yêu thích. Nét truyền thống đặc trưng trong nền ẩm thực của Việt Nam xuất hiện tại khắp các vùng miền tổ quốc. Từ các bữa ăn tại gia đình hằng ngày các hàng quán vỉa hè cho đến những quán ẩm thực, nhà hàng sang trọng, đẳng cấp.

Nguồn gốc xuất xứ của bún riêu
Nguồn gốc xuất xứ của bún riêu

Nguyên liệu được sử dụng cho món bún riêu

Trước khi tìm hiểu cách nấu bún riêu thì đầu tiên, chọn nguyên liệu là khâu cực kỳ quan trọng. Bởi nó quyết định phần nào độ thơm ngon, hấp dẫn của món ăn. Các nguyên liệu được sử dụng cho bún riêu được chị em nội trợ đánh giá là khá đơn giản. Toàn bộ các nguyên liệu quan trọng tại món bún riêu bao gồm:

  • Cua đồng xay là nguyên liệu chính cho món bún riêu này, các bạn cần khoảng 1kg cua xay để nấu cho khẩu phần ăn của một gia đình gồm 3 đến 4 người.
  • Tiếp đến bún tươi cũng là nguyên liệu không thể thiếu đối với bún riêu, lượng bún cần dùng khoảng 500gr.
  • 100gr giò sống, 200gr huyết heo, 50gr tôm khô, 30gr mực khô, 2 lòng đỏ của trứng gà, 100gr mỡ heo, 4 miếng đậu hũ loại 50gr, và 500gr cà chua. Những nguyên liệu được dùng để tạo ra các loại “topping” thơm ngon và đặc sắc hơn.
  • Hành tím, hành lá và rau ăn kèm khiến món ăn hấp dẫn.
  • Các loại gia vị không thể thiếu trong cách nấu bún riêu chính là nước mắm, dầu điều, mắm tôm, nước mắm, muối, bột ngọt, đường, hạt nêm, và cuối cùng là một ít tiêu để món ăn thơm ngon và không khử đi mùi tanh của trứng.

Để có một nồi bún riêu cua hấp dẫn, các nguyên liệu trên các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ. Sự vắng mặt của bất kỳ một nguyên liệu nào sẽ khiến món bún này mất đi hương vị đậm chất của nó.

Nguyên liệu cần thiết cho món bún riêu thơm ngon
Nguyên liệu cần thiết cho món bún riêu thơm ngon

Làm cách nào để chọn cua đồng tươi, ngon?

Cách thức chọn cua đồng tươi ngon để nấu được món ăn hoàn hảo cũng không quá đơn giản. Bài viết sẽ đem đến một vài đặc điểm của cua đồng tươi ngon tiêu biểu để các bạn có thể lựa chọn cho món bún riêu của mình.

  • Cua tươi sẽ là cua với màu xám tím đục, màu ở mai cua phải sáng hơn màu của các bộ phận còn lại. Cua nhiều thịt thường là cua đực có phần yếm nhỏ và nhọn, cua cái thường sẽ có nhiều gạch hơn và đặc điểm nhận dạng của cua cái sẽ là yếm lớn.
  • Những con cua có tốc độ duy chuyển nhanh nhẹn, các chân linh hoạt. Đặc biệt, các bạn có thể dùng tay để nhấn vào vỏ yếm, nếu như vỏ yếm nổi bọt khí, đó sẽ là cua tươi và ngon.
  • Tuyệt đối không nên lựa chọn cua vùng bụng dưới có lông, lưng cua có các chấm sao và cua đồng có mắt đỏ. Những loại cua này thường làm riêu không ngon, đậm vị.
  • Để hương vị của món bún riêu này trở nên ngon nhất, các bạn nên giã cua bằng tay, thịt cua sẽ vô cùng mềm mịn và đặc trưng.

Cách nấu bún riêu và sơ chế cua đồng chuẩn nhất

Công đoạn sơ chế cực kỳ quan trọng trong quy trình cũng như cách nấu bún riêu thơm ngon, hảo hạng. Sau khi đã lựa chọn được những con cua thuộc “hàng tuyển”, các bạn sẽ tiến hành ngâm cua với nước trong vòng 1 tiếng đồng hồ để sạn, cát trong cua được loại bỏ, tiếp đến hãy xả lại cua bằng nước sạch. 

Lột yếm, mai cua ra thành những phần riêng biệt, sau đó, các bạn nạo phần gạch cua bằng thìa nhỏ để giúp quá trình này trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phần gạch cua này sẽ được tẩm ướp với hạt nêm và tiêu. Phần yếm cua được tách ra lúc trước sẽ được đem đi xay nhuyễn hoặc có thể giã nhỏ. 

Cua đã được xay sẽ được ướp với một ít muối và hòa trộn với nước. Các bạn sẽ dùng bao tay để bóp thịt cua đã được xay hòa tan vào nước. Cuối cùng, các bạn chỉ cần sử dụng rây để lọc phần xác cua và thu được khoảng 3 lít nước dùng để nấu riêu cua.

Cách nấu bún riêu và sơ chế cua chuẩn nhất
Cách nấu bún riêu và sơ chế cua chuẩn nhất

Khi nấu bún riêu cần chú ý những điểm gì?

Khi nấu món bún hảo hạng này sẽ cần có một vài lưu ý nhỏ. Các lưu ý nhỏ này sẽ giúp món bún riêu trở nên hấp dẫn và đậm vị hơn, người thưởng thức cũng sẽ có được những ấn tượng với món ăn truyền thống tại Việt Nam này.

Cách nấu bún riêu và các lưu ý về nguyên liệu

Khi tìm hiểu về cách nấu món bún riêu cua thì những lưu ý sau đây sẽ cực kỳ hữu ích giúp cho món ăn của bạn trở nên ngon hơn: 

  • Toàn bộ những nguyên liệu nấu món ăn đều phải lấy từ những nguồn nguyên liệu sạch, tươi, ngon nhất. Các loại gia vị cũng cần phải có đầy đủ để vị món ăn đậm đà.
  • Nên chọn cua đồng tự nhiên, tươi, để nước dùng ngọt và thịt cua mềm, chắc hơn.
  • Trước khi sơ chế cua nên ngâm với nước muối từ 40 phút cho đến 1 tiếng để cua loại bỏ được chất bẩn, cát, sạn.
  • Hương vị món ăn trở nên hấp dẫn hơn khi cua được giã bằng tay thay vì xay.

Những điều lưu ý về cách nấu bún riêu 

Trong quá trình thực hiện nấu món ăn, nhũng điều lưu ý này sẽ làm món trở nên hoàn hảo nhất. Do đó, các bạn hãy ghi nhớ những lưu ý nhỏ này để có được cách nấu bún riêu đỉnh cao nhất nhé.

  • Gạch cua cần phải được chưng trước khi tiến hành đổ vào nước dùng, điều này sẽ không khiến gạch cua bị nát, làm món ăn mất đi tính thẩm mỹ. Để gạch cua giảm vị tanh, người nấu cũng có thể phi gạch cua qua với hành.
  • Để đậu có thể thấm gia vị hơn khi cho vào nước dùng, người nấu cần chiên đậu vàng đều các mặt.
  • Để nước dùng bún riêu cua không bị tanh, nước dùng phải luôn trong tình trạng nóng, có nghĩa là nồi nước dùng phải luôn được đặt trên bếp. 

Các lưu ý về cách nấu bún riêu cua
Các lưu ý về cách nấu bún riêu cua

Cách nấu bún riêu theo chỉ dẫn chi tiết của đầu bếp

Nếu muốn có được công thức cách nấu bún riêu thơm ngon đặc biệt như các quán nhà hàng, quán ăn, các bạn nên học hỏi theo các chế biến của những người đầu bếp có tiếng trong nghề. Ngay sau đây, bài viết sẽ giới thiệu cách thức nấu bún riêu siêu đỉnh đến từ những người đầu bếp có kinh nghiệm.

Cách nấu bún riêu và quá trình sơ chế nguyên liệu

Quy trình sơ chế cua là quan trọng nhất đã được giới thiệu bên trên. Các nguyên liệu khác sẽ được hướng dẫn sơ chế sau đây. Đầu tiên, các bạn cần cắt mỡ heo thành từng miếng nhỏ và tiến hành chiên. Sau đó tận dụng nước mỡ heo đó để làm dầu chiên các nguyên liệu khác. Đậu cũng được cắt thành miếng vừa ăn và đem chiên vàng đều các mặt.

Rửa sạch hành lá và cắt thành các khúc khoảng 2 đến 3cm, hành tím cũng được cắt thành các lát mỏng đều nhau. Cà chua phải cắt thành các múi, các bạn nên luộc sơ huyết và cắt thành những lát vừa ăn, không quá dày cũng không quá mỏng. Tôm và mực khô sẽ phải ngâm nước, sau đó đem đi chiên vàng. 

Hành tím được cắt mỏng đem đi phi cùng với dầu ăn hoặc nước mỡ vừa chiên mỡ heo. Sau khi hành được phi vàng, tóp mỡ vừa được chiên cho chung vào hành sau đó vớt cả tóp mỡ và hành để ráo dầu. Tiếp đến, người nấu sẽ tiến hành xào phần gạch cua cùng với nước mỡ heo được tách ra trước đó. 

Hấp chả – Công đoạn quan trọng trong cách nấu bún riêu

Hấp chả được cho là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong cách nấu bún riêu. Giò sống, lòng đỏ trứng gà, 1 thìa nhỏ bột ngọt, 1 ít tiêu, hành lá được cắt nhỏ, sau cùng, các bạn sẽ trộn nước riêu cua đã được lọc và trộn đều hỗn hợp này lại với nhau.

Hỗn hợp này sẽ tiếp tục trộn với 100ml nước riêu cua được lọc và hấp chín trong khoảng 30 đến 40 phút. Để phần chả cua này được đẹp mắt hơn, người nấu có thể phết lớp gạch cua, lớp gạch cua này cũng có thể làm tăng hương vị thơm ngon của chả.

Nấu nước dùng của bún riêu cua và thành phẩm thơm ngon

Trong cách nấu bún riêu mà đầu bếp chỉ dẫn, có lẽ nước dùng là phần khó hơn các công đoạn còn lại. Mực và tôm được chiên được cho sẵn vào nồi nấu, sau đó xác cua đã được lọc cũng được cho vào nồi. Tiếp đến, các bạn thêm 1,5 lít nước và nấu khoảng 40 phút để tôm và mực ra nước, nước dùng lúc này sẽ ngọt hơn.

Tiếp đến, các bạn sẽ đổ hết nước riêu cua còn lại và để lửa nhỏ cho đến lúc riêu thành váng thịt và nổi bề mặt nước dùng. Cuối cùng, các bạn chỉ cần cho những nguyên liệu còn lại vào nồi và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Sau nấu xong, những tô bún riêu thơm ngon sẽ được ra đời để chiêu đãi cho mọi người. 

Thành phẩm bún riêu thơm ngon, hảo hạng
Thành phẩm bún riêu thơm ngon, hảo hạng

Ăn bún riêu vào thời gian nào tốt nhất trong ngày?

Thời gian ăn bún riêu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá tốt nhất là vào buổi sáng. Lượng calo tại món ăn sẽ giúp thực khách bổ sung được nhiều năng lượng để trải qua một ngày làm việc mệt mỏi và vất vả.

Lời kết

Cách nấu bún riêu đã được giới thiệu chi tiết thông qua bài viết. Các bạn có thể tham khảo để nấu được một món ăn thơm ngon cho các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức nhé.

Advertismentspot_img

Xem Nhiều Nhất