Cách làm bánh Trung Thu rất đơn giản, với nhiều công thức khác nhau bạn sẽ có thể làm ra những chiếc bánh xinh và chất lượng nhất. Vậy loại bánh này có ý nghĩa đặc biệt như thế nào và công thức chế biến ngay tại nhà ra sao? Để hiểu thêm về nó, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu ý nghĩa đặc trưng của bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu là một loại bánh được xuất hiện trong ngày lễ tết Trung Thu hay còn gọi là tết Sum Vầy. Theo đó, trong ngày nay tất cả thành viên trong gia đình dù đi làm xa đến đâu cũng sẽ dành thời gian về nhà để mọi người đoàn tụ và kể cho nhau nghe những câu chuyện của bản thân trong cuộc sống. Cách làm bánh Trung Thu cũng tương đối dễ dàng nên mọi người có thể quay quần để thực hiện.
Ngày lễ này đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một ngày lễ truyền thống đối với người Việt Nam vào đúng Rằm tháng 8. Loại bánh này cũng được coi là biểu trưng của ngày lễ tết Sum Vầy, nó không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp này.
Ngoài việc biểu trưng cho sự sum vầy của các thành viên, loại bánh này còn có ý nghĩa ăn mừng cho một mùa vụ lúa tốt trong năm. Theo đó, người dân sẽ thường dùng những loại bánh có hình vuông để thay mặt người nông dân cảm tạ trời đất.
Nguồn gốc thật sự của loại bánh này là ở Trung Hoa vào thời Nguyên khi phong trào khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn xảy ra. Khi đó, các binh sĩ thường dùng loại bánh này để nhét mật thư vào bên trong phần nhân, sau đó hẹn nhau vào Rằm tháng 8 sẽ cùng chiến đấu và khởi nghĩa để giúp nhân dân thoát được khỏi giai cấp thống trị.
Bánh Trung Thu được phân loại như thế nào?
Hiện nay, loại bánh này đang được bày bán tại rất nhiều địa chỉ tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng cách làm bánh Trung Thu ngay tại nhà để tự tay làm ra những chiếc bánh ngon nhất. Bánh Trung Thu được phân loại theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là cụ thể chi tiết các nhóm bánh.
Phân loại bánh Trung Thu theo hình dáng
Đây cũng là một trong những cách phân loại bánh Trung Thu tuy nhiên nó ít được sử dụng. Theo đó, mọi người sẽ phân biệt dựa vào hình dáng của bánh, điển hình 2 loại chính là hình vuông biểu tượng cho Trái Đất và hình tròn biểu tượng cho bầu trời. Một điểm chung của 2 loại bánh này đều có những nét hoa văn được vẽ ở mặt trên trông rất đẹp mắt.
Phân loại bánh dựa vào lớp vỏ của bánh
Một trong những cách phân loại được biết đến nhiều nhất với loại bánh này đó là theo lớp vỏ bên ngoài của bánh. Theo đó, dưới đây là 2 nhóm bánh chính được phân loại theo kiểu này.
- Bánh nướng: đây là loại bánh được nhiều người ưa chuộng vì nó nhiều loại nhân khác nhau, đặc điểm nổi bật của nó là được khoác lên vẻ bề ngoài một lớp vỏ vàng ươm và sẽ có độ khô hơn một chút so với lớp bên trong. Loại bánh này được chia ra làm 2 loại chính là bánh mặn và bánh ngọt phù hợp cho tất cả mọi người.
- Bánh dẻo: loại bánh này thường được làm từ bột nếp trắng trộn thêm với đường và tinh dầu bưởi giúp cho bánh được thơm hơn. Ngoài ra, cách làm bánh Trung Thu theo kiểu này cũng dễ dàng hơn vì nó không tốn nhiều thời gian.
Phân loại dựa trên đặc điểm về nhân bánh
Một cách phân loại cụ thể nhất mà mọi người thường sử dụng khi tìm hiểu và lựa chọn bánh Trung Thu là theo đặc điểm nhân bánh. Theo đó, mọi người sẽ dựa vào những tên thành phần làm nhân bánh để đặt làm tên cụ thể. Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại nhân được ưa chuộng như: nhân matcha, nhân đậu xanh, nhân trứng muối, nhân thập cẩm,…
Nguyên liệu dùng trong cách làm bánh Trung Thu
Nguyên liệu trong cách làm bánh Trung Thu tại nhà cũng vô cùng đơn giản và dễ tìm kiếm tại các cửa hàng hoặc siêu thị. Tuy nhiên bạn sẽ phải xác định trước loại bánh mà mình muốn làm để chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cần thiết.
- Bột làm vỏ bánh: để lựa chọn được loại bột phù hợp, bạn cần phải xác định loại bánh mà bạn muốn làm. Hiện nay trên thị trường đã bán những loại bột chuyên dụng sẵn cho bánh Trung Thu, trong đó điển hình hai loại chính là bột bánh nướng và bột bánh dẻo.
- Nhân bánh: tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn những loại nhân tùy thích. Tuy nhiên, nếu như bạn làm nhân thập cẩm thì sẽ cần chuẩn bị nhiều hơn vì loại này chứa nhiều thành phần khác nhau (Mứt, hạt sen, thịt xá xíu, lạp xưởng,…).
- Dụng cụ làm bánh: bạn cần phải chuẩn bị khuôn bánh sao cho hợp lý về kích thước và kiểu dáng, lò nướng bánh, dụng cụ cân đong, dụng cụ trộn và cán bánh.
- Các gia vị riêng cho 2 loại bánh: nếu bạn lựa chọn làm bánh nướng, bạn sẽ cần phải chuẩn bị thêm nướng đường đã đun sẵn. Nếu làm bánh dẻo, bạn cần chuẩn bị thêm nước đường bánh dẻo, nước hoa bưởi.
Cách làm bánh trung thu các vị truyền thống
Hiện nay, trên thị trường loại bánh này đã xuất hiện nhiều nhân khác nhau, tuy nhiên đậu xanh, trứng muối và thập cẩm vẫn luôn là 3 loại nhân được lựa chọn nhiều nhất. Dưới đây là công thức cách làm bánh Trung Thu ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng để làm ra 3 loại bánh nhân phổ biến này.
Công thức làm vỏ bánh Trung Thu nhanh nhất
Quy trình đầu tiên trong cách làm bánh Trung Thu đó là làm vỏ bánh. Mọi người cần phải chuẩn bị đầu đủ nguyên liệu để tiến hành, dưới đây là cách làm vỏ bánh ngon và nhanh nhất.
- Bước 1: Sử dụng các loại gia vị là dầu ăn, mật ong, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng gà và khoảng 2/3 nước đường trộn đều rồi đem ủ khoảng 2 tiếng.
- Bước 2: Sau đó, bạn rây bột mịn (bột làm vỏ bánh) và trộn đều với hỗn hợp vừa rồi.
- Bước 3: Chia ra và nặn thành từng viên khoảng 50g rồi lại để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
Công thức làm nhân bánh ngon nhất cho bạn
Công thức làm nhân cũng quan trọng không kém, cần chuẩn thì vị bánh mới ngon được. Sau đây là công thức để làm nhân 3 loại bánh được dùng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Cách làm bánh Trung Thu với nhân đậu xanh
Dùng 200g đậu xanh đã bóc vỏ đem ngâm khoảng 20 phút cho vào nồi hấp. Sau đó, bạn đem đậu xanh trộn cùng 2 thìa đường xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn sẽ lấy một ít bột bánh dẻo hòa với nước, trộn vào hỗn hợp rồi đem lên bếp đun đến khi sệt lại rồi để nguội. Bạn nặn hỗn hợp trên thành từng viên nhỏ rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm bánh Trung Thu nhân trứng muối
Sử dụng 150g đậu xanh và cũng đem luộc như trên rồi xay nhuyễn và nặn thành từng viên. Tiếp theo, bạn tách lấy khoảng 4 lòng đỏ trứng gà đem đi hấp, để nguội rồi nặn thành các viên nhỏ. Sau đó, bạn sẽ lấy các viên đậu xanh, ấn dẹt và cho viên trứng muối vào giữa. Cuối cùng, bạn sẽ cho vào ngăn mát để bảo quản.
Cách làm bánh Trung Thu nhân thập cẩm
Thái nhỏ những nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn rồi cho vào máy xay nhuyễn để các thành phần trộn đều vào nhau. Tiếp theo, bạn cho thêm một chút bột bánh dẻo rồi trộn thêm một lần nữa cho nhân bánh dễ nặn. Cuối cùng, bạn nặn hỗn hợp thành từng viên nhỏ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Nặn bánh và ép khung để tạo kiểu dáng bánh
Sử dụng dụng cụ nhào bột thành lớp mỏng, đặt viên nhân đã chuẩn bị vào giữa vào nặn cho lớp vỏ bao quanh bên ngoài. Sau đó bạn cho bánh đã nặn vào khung, ấn cho đến khi bột được chắc lại thì từ từ tháo khung bánh.
Quy trình nướng bánh để tạo thành phẩm
Sau khi bạn đã nặn bánh và ép khung thành công, bạn sẽ đặt bánh vào lò nướng và để nhiệt độ 180 trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, trong quá trình nướng bánh, bạn cần phải thường xuyên theo dõi về nhiệt độ và thời gian để bánh không bị khô. Ngoài ra, khoảng nửa thời gian trôi qua, bạn sẽ mở lò và xịt một chút nước lên bề mặt để bánh chín đều và không bị
Một số lưu ý nên biết trước khi làm bánh Trung Thu
Trước khi tìm hiểu cách làm bánh Trung Thu, bạn cần phải tìm hiểu công thức làm các loại nhân bánh để chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Ngoài ra, các nguyên liệu mà bạn lựa chọn cũng cần phải đảm bảo tươi ngon để không làm lệch mùi vị của bánh.
Về bột làm bánh, bạn nên lựa chọn những loại bột chuyên dụng cho bánh Trung Thu hiện đang được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị vì nó sẽ giúp bạn có được vỏ bánh đúng công thức nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bột nếp nếu có sẵn tại nhà để làm vỏ bánh, tuy nhiên bạn sẽ cần phải chú ý hơn về lượng bột để vỏ không bị quá khô hoặc quá mềm.
Mẹo giúp bạn làm bánh Trung Thu thành công
Khi tiến hành làm bánh Trung Thu tại nhà, bạn sẽ nên tìm hiểu một số mẹo để giúp cho quy trình được diễn ra hiệu quả hơn. Dưới đây là một số bí quyết để bạn áp dụng trong những lần làm bánh của mình.
- Không nên để nhiệt độ quá cao, bạn nên chỉnh nhiệt độ về khoảng 180 độ, thường xuyên kiểm tra về nhiệt độ trong lò và quan sát bánh để không bị cháy hoặc khô phần vỏ.
- Chú ý đến khoảng cách các bánh nằm trong lò để điều chỉnh nhiệt độ sao cho bánh chín đều.
- Bạn cần phải cân bằng giữa tỷ lệ nhân bánh và vỏ bánh, không nên để 2 phần này quá dày vì bánh sẽ không ngon.
- Cần chú ý về phần nước đường để bánh của bạn không bị cô đặc hoặc kéo sợi, bạn chỉ nên phết lên bề mặt của bánh cho đến khi sệt lại.
- Nên sử dụng loại nước đường đã đã hòa tan hoàn toàn, không được dùng loại đường còn đọng lại hạt li ti.
Kết luận
Trên đây là cách làm bánh Trung Thu ngay tại nhà vô cùng đơn giản mà bạn có thể tham khảo thực hiện để tạo ra những chiếc bánh xinh và chất lượng nhất. Đây là một loại bánh truyền thống, mong rằng bạn có thể cùng gia đình mình thưởng thức trong ngày tết Sum Vầy.